Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Đêm qua trăng rằm tháng 7 sáng vằng vặc, một năm có hơn chục tuần trăng nhưng có mấy lúc được trăng tròn rõ mồn một như thế. Nay thức dậy tự dưng cảm nhận rõ rệt cái tiết lập thu của Hà Nội. Gió man mát hiu hiu, trời sang sáng toàn một màu trắng đục. Thế là Hà Nội vào Thu thật...
Mùa thu đẹp thế nào thì khỏi phải bàn nữa, mà hôm nay tao chỉ muốn kể lại một ký ức Thu. Năm 2014 tao đi công trình ở một tỉnh gần Hà Nội, cơ bản thì nghề xây dựng đã quen, lần nào nhận công trình mới cũng thế, 1 mình với 1 balo đi xe máy xuống đến nơi mới bắt đầu tìm nhà trọ. Công trình lần này là một khu mới, dân ở đây nhìn chung là còn nghèo, còn chất phác đậm chất quê lắm. Có vẻ chưa ngấm mùi công nghiệp. Lang thang một buổi chiều thì cũng tìm được 1 chỗ trọ, là 1 phòng ở tầng 2 của một nhà công nhân viên chức. Chồng làm ở xã, vợ làm giáo viên, kém tuổi bố mẹ tao. Nhà có 2 con gái, 1 đang học đại học, 1 học lớp 10. Đúng kiểu đảng viên ngày cũ, chỉ đẻ 2 con cho tròn trách nhiệm...
Biết là ở chung sẽ phức tạp vì gò bó giờ giấc đi về, đặc biệt với dân công trình bọn tao. Nhưng cũng đành chịu vì ở đây ko tìm được chỗ nào khác, chưa có xóm trọ, có mấy nhà cũ độc lập nhưng thuê ở 1 mình thấy ghê bỏ mẹ. Thôi xác định hôm nào nhỡ nhàng thì ngủ lại công trường cũng được...
Công trường những ngày đầu chủ yếu công tác giải phóng mặt bằng, công tác tạm nên cơ bản chả có việc gì cho lắm. Tao làm giám sát lại càng ko quan tâm đến mấy việc này. Thời tiết mùa thu đẹp, ở nhà thì chán nên vác xe lượn lờ đường làng ngõ xóm thăm thú, cảm giác có nét gì đó giống quê tao 15 năm về trước, từ lũy tre, bờ ao, các cụ già đội nón lá... Và giống cả nếp thanh niên làng. Đang chầm chậm ngắm cảnh hữu tình thì thấy phía xa xa có nhóm 4-5 thanh thiếu niên bờ ao làm gì ko rõ, trong lòng tự nhiên có niềm nghi nghi ngại ngại sợ va chạm, nhưng xe vẫn lăn bánh và ko nằm ngoài dự tính, 2 đồng chí nhìn mặt mày chắc chỉ tầm ngoài 20 quay nhìn về hướng tao với ánh mắt đầy tò mò, khi khoảng cách còn 5m thì 2 thanh niên đứng dậy chắn giữa đường hất hàm hỏi: Thằng kia, mày ở đâu, đi vào đây làm gì?...
Biết rằng thanh niên làng là một cái gì đó rất khó hiểu, tao cũng từng là thanh niên làng rồi tao biết, nhiều lúc gây sự chả vì cái gì cả. Tao dừng xe, rất bình tĩnh và nhã nhặn xưng em dù biết mấy thằng này chắc ít tuổi hơn. Tao bảo em mới đến ở trọ nhà ông A bà B, em làm công trình nhà máy C, mới đến nên em đi lòng vòng tìm quán tạp hóa mua ít đồ, các anh cho em hỏi quán tạp hóa nào gần đây ạ. 2 ông nhãi nhìn nhau, 1 ông bảo nhà chú A làm ở xã, có đứa con gái xinh xinh ý. Thằng còn lại gật đầu, tự nhiên cười cười bảo em trêu anh tí, anh làm nhà máy đấy bao giờ xong, có việc gì ko xin giúp bọn em một chân. Ô đệt, thật là đê tiện và tráo trở. Tao để ý kỹ thằng beep, tóc xoăn, mắt sáng, có vẻ rất nhanh nhẹn hay còn gọi là khôn lỏi... Có vẻ như ko còn căng thẳng nữa, tao đáp lời rằng giờ mới bắt đầu xây dựng, chắc 5-6 tháng nữa thì xong, khi đó nhà máy sẽ tuyển công nhân viên. Thằng xoăn lại cười giả lả bảo anh đi thêm 1 đoạn, rẽ trái là có quán tạp hóa bà béo, à mà em vừa học xong cao đẳng giao thông, chỗ anh có tuyển người ko cho em đi làm học hỏi với ạ. Vkl thằng bé, thôi cũng cho nhau số điện thoại lấy lệ rồi té, ko lằng nhằng với mấy bố này làm gì. Đi tiếp đến quán tạp hóa như lời bọn nó chỉ, là một quán nhỏ vừa vừa, ko thấy bà béo nào đâu mà chỉ thấy một ông gầy gầy. Tao vào mua ít đồ linh tinh, thuốc lá, hỏi thanh toán thì lão gầy ra hô 500k. Đệt, nhìn xuống mấy thứ mình nhặt thì max là 200k. Sao 500k là thế đéo nào. Tao hỏi chú có tính nhầm không ạ, lão gầy bảo nhầm là nhầm thế nào, 500k. Vl, ăn cướp à, tao trả đồ bảo thế thôi cháu ko lấy nữa. Lão gầy lườm lườm mắt quát lên rằng, đm, tao trẻ con với mày à, đây là chỗ mày vào đùa bố à...
Thế này gọi là cái mình tưởng hóa ra lại không tưởng mà cái không tưởng lại là thật. Là người lạ đến đây, tốt nhất là tránh va chạm không đáng có, thế nhưng bị cướp tiền trắng trợn như thế tao cũng ko đành lòng. Tao lùi lại lấy thế 1 chút rồi cũng lớn tiếng một tí cho ai đó có thể nghe tiếng, tao bảo cháu mua mấy thứ này cùng lắm chỉ 200k, chú bảo 500k sao cháu mua được, thuận mua vừa bán, cháu ko thuận thì thôi chứ. Lão gầy ngó ngang ngó dọc xong vớ cái điếu cày tiến về phía tao chửi, đm thằng nhãi con, có trả tiền ko... Giờ mà tao bỏ chạy có khi người ta nghĩ tao là ăn cướp, giờ là lúc phải cố gắng câu giờ chờ có người nào đó ra để làm rõ trắng đen. Cần phải tạo sự chú ý, tao tăng volume lên 1 bậc, cứ quạc mỏ ra mô tả sự vô lý ấy. May sao có bà béo từ phía trong nhà chạy ra hỏi có chuyện gì. Tao như vớ được cái cọc, tao kể nhanh nội tình, bà béo lườm mắt sang ông gầy rồi quát ông đi vào trong nhà ngay, chết mất. Lão gầy nãy hùng hổ vậy ko hiểu sao giờ cun cút đi vào trong, bà béo ngó quanh rồi nói lão ấy ko tỉnh táo nên chú đừng trách, chú mua gì tôi bán cho nào. Mẹ kiếp, thật là khó hiểu... Buổi đó tao nhớ là chiều thứ 6. Ko phải tao nhớ kỹ như vậy, mà vì có sự kiện khiến tao nhớ. Sau khi mua đồ linh tinh thì về ngay nhà trọ, khác với mấy hôm trước, hôm nay thấy người mới. Về đến cổng theo thói quen là dừng xe, xuống mở chốt, bỗng thấy 1 em gái chạy ra hỏi anh tìm ai, qua nan cổng tao vẫn thấy rõ ẻm, người dong dỏng cao, mặc quần jean, áo sơ mi kẻ, da trắng, mũi cao không son phấn, ko tô vẽ. Tao đoán 90% là cô chị đang học đại học, nay thứ 6 nên về quê. Nảy ra ý định trêu đùa 1 tí, tao bảo anh làm cùng chỗ chú A ở xã, anh đến bàn với chú vài chuyện ko tiện nói ở ủy ban. Ẻm ngó ngó vài giây rồi mới mở cổng mời vào, ẻm bảo anh vào nhà ngồi chờ, chắc bố em cũng sắp về...
Ẻm cười tủm tỉm đáng yêu vl. Tao đóng vai cán bộ xã một cách vụng về, trong lúc nhất thời nói cho vui miệng thành ra giờ đéo biết diễn thế nào, vì có biết méo ai, biết méo địa điểm nào ở cái xã này đâu. Ẻm hỏi câu nào tao cũng à ừ, xong thôi đành phải dùng kế nghe điện thoại, cứ đứng đực mặt ở sân nói nhảm một mình, có đéo ai gọi đâu mà nghe. May là trời thương người tốt, cỡ chục phút sau thì ông chú đi làm về, cô chị nhanh nhảu ra bảo bố ới có anh cán bộ xã chờ bố nãy nãy giờ. Ông chú nhìn tao cười ha hả bảo gớm, anh này mà làm cán bộ xã thì tốt quá, xã mình toàn mấy ông viết chính tả còn sai, làm gì có ai trình độ tây tàu như anh này. Tao gãi đầu gãi tai quay sang nhìn cô chị, mặt ẻm thản nhiên như kiểu biết thừa tao là ai từ đầu rồi ấy. Ngượng vl, trêu gái mà lại bị gái trêu ngược.
Nhà chỗ tao thuê ở mặt đường làng, phía sau là cánh đồng mênh mông, ngay gần nhà là 1 cái ao to, thấy bảo ngày xưa là hố bom nổ từ thời chiến mà thành chứ ko phải ai đào đắp thả cá mú gì, buổi tối ngồi ở sân phơi nhìn ra phía ao, cánh đồng, gió mát lồng lộng, mỗi tội thỉnh thoảng thấy đom đóm lập lòe kèm theo vài tiếng cuốc kêu đêm nghe cũng ớn ớn. Nhà 2 tầng thì tầng 1 có 2 phòng ngủ, tầng 2 có 1 phòng ngủ, 1 phòng thờ và một sân phơi. Phòng tao đang ở chính là phòng lúc trước cô chị ở, hay đúng hơn là phòng 2 chị em ở. Từ khi cô chị đi học đại học, cô em ko dám ở 1 mình nên xuống tầng dưới ở 1 phòng thành ra mới thừa phòng tầng 2 cho tao thuê.
Tối đó đang ngồi hút thuốc ngắm nhìn xa xăm thì cô chị lên, mà đi kiểu đéo gì khẽ khàng đến mức ẻm vỗ vai hù tao mới biết, đang ngồi gác chân lên lan can giật mình ngã bịch 1 phát, may ghế thấp nên đéo sao. Nhưng cái sao ở đây là thế beep nào tay vô tình quờ ra nắm vào quần của ẻm, tao ngã, quần ẻm tụt. Trời tối, cũng ko nhìn thấy gì nhưng chắc chắn ẻm ngại, mà hình như ngại quá và bất ngờ quá ẻm cứ đứng như trời chồng, ko thốt lên lời. Tao vội vàng bảo anh xin lỗi, anh ko thấy gì, tối quá. Chắc mất tầm 5 giây ẻm mới vội cúi xuống xách quần lên... Tao đứng dậy giả vờ phủi phủi quần tao đánh trống lảng nói, trời mát thật, lâu rồi mới có cảm giác ngửi hương đồng gió nội như này, thật thú vị. Nghe tiếng cười phì của ẻm, ẻm nói hương đồng gió nội cũng chẳng thơm bằng nước hoa thành phố. Vậy là câu chuyện bắt đầu, cái sự việc tụt nhầm khi nãy coi như chưa xảy ra, mà đéo coi cũng đéo được vì thực tế là tối vl, tao cũng có nhìn được gì đâu. Ngồi chém gió mãi đến gần 11h ẻm mới xuống, ẻm sinh viên bắt đầu vào năm 2, cũng phần nào tắm nước thủ đô rồi nên trò chuyện cũng nhiều hiểu biết, với lại qua cách nói chuyện thì tao thấy cô bé này có vẻ khá tinh nghịch, thông minh. Thông minh thì tiếp thu rất nhanh, nhưng ưu điểm cũng là nhược điểm, tiếp thu cái tốt nhanh thì tiếp thu cái xấu cũng nhanh. Hỏi chuyện yêu đương, ẻm bảo làm gì có ai mà yêu. Đm, với cái dáng dấp của em, tao đoán chắc chắn có nhiều thằng theo đuổi, còn nếu mà chưa yêu đương gì thật thì cũng nội trong vòng năm thứ 2 cũng rơi vào bể khổ (hoặc bể sướng) đấy thôi.
Chuyện công trình thì vẫn thế, đây là post ký ức vui khổ nên tao cũng chẳng dài dòng kể lan man. Cô chị cuối tuần nào cũng về quê, đéo phải vì tao, mà vì từ trước giờ vẫn thế. 1 tháng trôi qua và tối thứ 6, thứ 7 nào cũng ngồi trò chuyện với tao buổi tối, mấy hôm đầu thì là tao kể chuyện đó đây, chuyện trải nghiệm của tao, rồi về sau thì toàn là ẻm kể, em hỏi, ẻm xin tư vấn. Ẻm đang có mấy anh theo đuổi, nhưng em ko thích, em đang thích 1 anh ở cùng xóm trọ, ko biết thổ lộ ra sao. Vậy là tao bất đắc dĩ thành chuyên gia cho chương trình cửa sổ tình yêu, tao khuyên ẻm lại thời buổi này nam nữ bình đẳng, phải sống cho đam mê, sống là chính mình, thích thì phải nhích, không nhích thì đứa khác nó nhích mất. Đại khái khuyên ẻm mạnh dạn lên mà chăn chuối. Ẻm khinh khích cười hỏi thế anh có bị ai tán bao giờ chưa. Tao im lặng 1 lúc mới bảo anh vẫn đang chờ. Hehe. Trong đầu nghĩ có cặc mà ai tán ai, tình yêu phải đi từ 2 phía.
Buổi nọ cũng là tối thứ 7. Hôm ấy đi ăn với nhà thầu nên về muộn, đâu đó gần 10h mới về, uống cũng vừa vừa thôi nhưng đầu cũng quay quay một chút. Trời hơi bức, thay quần áo xong thì định ra ngoài làm điếu thuốc cho mát, thấy cô chị đã ngồi đó từ bao giờ, tao bảo ơ sao ngồi đây một mình, cô chị ko trả lời, chắc là có tâm trạng gì chăng. Tao lại ngồi vào lan can, nhìn ra cánh đồng đón vài làn gió mát, châm điếu thuốc kéo vài hơi tao mới hỏi: Có chuyện gì thế, kể anh nghe, anh tư vấn cho. Ẻm vẫn éo nói gì, đang hơi men, cũng chả gạ nữa. Vài ánh đom đóm lập lòe nhấp nháy chỉ làm đậm thêm bầu trời tối mịt. Nghe tiếng thở dài rất nhẹ. Hút xong điếu thuốc tao bảo vậy em ngồi suy nghĩ di nhé, có gì mai chia sẻ lại cho anh. Tao đi vào, ngủ thẳng cẳng.
Sáng hôm sau hơn 8h mới dậy. Bọn tao được nghỉ chủ nhật tuy nhiên nếu ko về quê thì tao vẫn ra công trường, ngồi xem sex cho vui chứ ở nhà chán, hơn nữa là còn để ăn cơm ở canteen chứ ở quê làm méo gì có quán cơm bụi. Xuống nhà gặp ông chú đang lau lau chùi chùi bàn ghế, Ông chú hỏi tao bảo chuyển tiền giúp chú cho em nó được ko, tuần này em nó bận thi ko về, tao bảo ok, cho cháu số tk cháu chuyển. Ơ nhưng đm, tối qua tao thấy em ngồi trên tầng 2 mà. Tao hỏi lại ông chú là ơ ẻm ko về thật à chú, chú bảo ko, nó gọi điện bảo bận thi tiếng anh gì ấy. Mẹ kiếp, tao chạy 1 mạch lên tầng, ra chỗ sân phơi, vị trí cái ghế vẫn đúng chỗ tối qua, cúi xuống nhìn, thấy xác vài con đom đóm...
Đm, chắc chắn là ko thể nhầm lẫn được, có phải thoáng qua đéo đâu, rõ ràng tao ngồi hút điếu thuốc phải chục phút, trời tối thì tối những vẫn nhìn được chút chút. Tao ra công trường, ra đến nơi thì việc đầu tiên là gọi điện cho cô chị, tao hỏi han vài câu rồi kể về chuyện tối qua, cô chị nghe xong bỗng bảo em bận chút, tí em gọi lại. Tao cảm giác như đó là 1 sự lảng tránh... Cố nhớ lại chi tiết tối qua xem có gì bất thường không, chỉ có 1 điều đó là ko thấy người đó, vầng, giờ phải dùng từ người đó, người đó không nói gì. Nhưng cái dáng dấp thì đúng là giống cô chị lắm mà. Mẹ kiếp, chả nhẽ có ma...
Hôm ấy ngồi suy nghĩ vẩn vơ cả ngày, đến chiều mới về. Tiện đường phóng ra quán tạp hóa mua mấy bao thuốc, trên đường laị gặp mấy thanh niên làng hôm nọ. Thằng xoăn hình như nhận ra tao nên đứng dậy vẫy, tao dừng xe hỏi sao mấy chú tối ngày ngồi nhặt đá ném ao thế, thằng xoăn nhe nhởn bảo đây là nhà em, em ngồi ở cổng nhà em ko được à. Chợt nhớ ra ở công trường có nhà thầu phụ đang tuyển kỹ sư, tao bảo luôn với thằng Xoăn có đi làm ko, mai tao dẫn lên gặp bọn nó mà phỏng vấn. Thằng xoăn nghe xong tỏ vẻ mừng như bắt được vàng, nó mời tao vào nhà uống nước. Tao lắc đầu, nước nôi đéo gì giờ này, đang đi mua bao thuốc. Cu cậu bảo thì cứ làm điếu thuốc ở đây cho mát, đệt, tính tao cả nể. Xuống ngồi nhặt đá ném ao vậy. Chém gió tào lao vài chuyện công việc với thằng Xoăn, cu cậu xem ra rất háo hức. Nhưng cái cách tráo trở của nó thì chắc là bản tính, bố cháu bụp phát quay sang hỏi là 2 chị em nhà đấy anh thích ai hơn. ĐM, ánh mắt đê tiện của nó chỉ muốn vả cho phát và mặt nó cho nó tỉnh táo. Tao thanh liêm mà nói rằng tao ko quan tâm, tao là thân nam nhi nay đây mai đó, gái gú chỉ là phù du, mục đích to lớn là làm đẹp cho đời, làm vui cho người. Thao thao bất tuyệt toàn lời chính nghĩa, đang bon mồm định chém tiếp thì thằng ml sủa ra một câu: Nhà đấy đúng ra là có 3 người con gái anh ạ...
Thằng ml sủa xong tao thấy nhột nhột. Tao hỏi gấp lại là còn đứa nào nữa, sao mày biết. Bố cháu cười tít mắt kêu cả làng này ai chả biết, có một đứa là chị em sinh đôi với cô chị, nhưng thấy bảo hồi ấy khó khăn quá nên gửi ẻm cho nhà khác nuôi mà. Vkl, tao vội hỏi thế đứa kia còn sống không. Thằng xoăn nheo mày ra vẻ đéo hiểu sao lại hỏi thế. Xong thì nó cũng bảo chả sống thì sao, hình như đang ở Hà Nội, mà chính là nhà cô chị đang ở nhờ học đại học ấy. Đm, hết hồn.
Đéo tào lao với thằng beep nữa. Tao về mà vẫn chưa giải mã được chuyện tối qua, buổi tối xuống uống chè với lão chủ nhà, nhân lúc có 2 chú cháu, tao hỏi về chị em sinh đôi, lão gật gù bảo đúng thế, nhưng công sinh không bằng công dưỡng, giờ là con của người ta rồi, may là nó cũng là đứa ngoan, giờ 2 chị em nó ở cùng nhà rồi đấy. Nói vậy thôi là lão xua tay, đại khái có vẻ không muốn nhắc đến nữa. Tao phân vân ko biết có nên hỏi chuyện tối qua ko, nhưng nhìn nét mặt thấy tâm trạng lão ko tốt lắm nên thôi. Xem vài chương trình nhạt nhẽo ở VTV thì tao kiếu lên ngủ, chủ động soi đèn thật sáng cho đỡ giật mình, đệt, vẫn 1 cô gái ngồi ghế đấy, nhưng dưới ánh đèn sáng thì tao nhìn rõ hơn, đó là cô em, cô em gái mới lớp 10, à giờ thì lớp 11 rồi.
Cô bé này tao ít tiếp xúc, phần vì ẻm có vẻ ít nói, phần vì em còn tuổi teen nên cũng để ẻm học hành chăm ngoan chứ tiếp xúc với tao nhiều sợ hư hỏng đi thì mang tiếng. Tao hỏi sao em lại ngồi đây, cô bé đứng dậy kêu cuối tuần em hay lên đây hóng mát, nhưng mấy tháng nay có kẻ tranh chỗ của em. Cô bé nói giọng đầy ý tứ, ra điều trách móc. Tao chỉ cười trừ chứ biết sao. Tao hỏi hôm qua em cũng ngồi đây phải ko, ẻm gật đầu, ẻm bĩu môi bảo anh say rượu mà ko nhìn ra em lại tưởng chị gái em à, hay trong đầu chỉ có chị gái em. Méo hiểu ẻm hỏi có ý gì. Tao lảng câu chuyện sang hướng khác, trong đầu thầm chửi đm con ranh con làm bố lẩn thẩn cả ngày nay. Với đứa học sinh cấp 3 nói thật giờ tao ko có hứng thú nói chuyện lắm, bọn nó dở dở ương ương, dù là thời buổi này cấp 3 cũng lớn phết rồi, nhưng cơ bản thì các cháu cấp 3 ở quê vẫn thộn thộn hơn các cháu thành phố nhiều lắm. Bỗng dưng em gái hỏi anh ko mời em vào phòng sao, phòng anh đang ở trước là của em đấy. Đệt, ừ thì của cô, giờ anh phải mất tiền hàng tháng chứ có ở nhờ đếu đâu. Thôi thì vào phòng, dù là rất ngại, trai gái ở cùng phòng với nhau là cái gì đó ko được trong sáng cho lắm dù điện rất sáng, đó là lý do tao và cô chị bao nhiêu lần trước chỉ ngồi bên ngoài. Tao hỏi chuyện vu vơ, cô em trả lời ù ờ, ẻm bảo thỉnh thoảng em cũng lên nghe lén anh chị nói chuyện với nhau, em rất thích cách nói chuyện của tao, nhưng sao khi nói chuyện với em thì tao lại cụt lủn vậy, hay là tao ghét ẻm sao. Thiệt cái tình. Tao nói đại ý là em còn nhỏ, chưa hiểu nhiều chuyện đời nên anh ko biết nói gì. Em bật lại ngay rằng ẻm 17 tuổi rồi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rồi đấy. Đúng là người say thường cãi mình chưa say.
Điện thoại kêu, là cô chị gọi zalo face. Tao nghe, lọt cả hình ảnh cô em vào trong, cô em thấy vậy bèn đứng dậy kiếu xuống dưới ngủ. Tao hỏi cô chị về chị em sinh đôi, ẻm cười rằng sao anh biết, em chính là người em sinh đôi đang gọi cho anh đây, còn chị em đang tẩy trang. ĐM, có bòi tao tin, nghe giọng tao ko nhận ra chắc, thế mà đúng là ko tin ko được, 1 cô nàng đang tẩy trang chạy ra kêu ơ sao lại gọi linh tinh gì của chị thế, thoáng nhìn, 2 cái mặt giống nhau vkl. Khác 1 chút, đó là một người thành thị, một người thôn quê, 2 chị em sinh đôi, 2 hoàn cảnh khác biệt, giờ lại được ở cùng nhau, đúng là nhân duyên. Cô thành thị vẫn cầm điện thoại nói tiếp, hóa ra anh là lãng tử mà chị gái em mơ mộng hằng đêm, ko tiếc lời khen đây à. Tao cười bảo tiểu thơ quá khen, tại hạ chỉ dám chấm cho mình điểm 9/10 thôi vì tại hạ hiểu nhân gian nào ai được vẹn cả trăm bề. Thành thị cười tít mắt nói, ko hổ danh mặt trơ trán bóng, kiểu này thì đúng là phong cách mà chị gái em yêu thích rồi...
Nhân gian ai biết chữ ngờ. Sau khi tào lao với 2 cô sinh đôi, trong đầu dâm đãng nghĩ về viễn cảnh chọt bên này vài nhát rồi lại sang bên cạnh chọt vài phát, không biết 2 người giống nhau thế thì cái ấy có giống nhau không. Nước dãi chảy ròng ròng, quyệt mép 1 phát dậy đóng cửa đi ngủ thì giật cả mình thấy cô em định đi vào. Tao hỏi sao em làm gì còn chưa ngủ. Cô em ra dấu suỵt, đm, làm như bắt trộm ko bằng. Tao thì thào hỏi lại là có chuyện gì, ẻm vẫy vẫy ra hiệu tao ghé tai vào thì em nói, ừ thì ghé. Tao vừa ghé tai vào bỗng chụt 1 phát, ẻm thơm má tao. Ẻm bảo em thích anh. ĐM, bị tập kích quá bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng nên tao đứng hình, chưa kịp để tao nói gì, ẻm ôm chầm mẹ lấy tao, mùi thân thể non xợt có dư vị thật khác biệt. Theo thói quen, tao ko biết làm gì hơn là đặt tay vào chỗ nào dễ chạm nhất, chính là những chỗ phồng ra ấy. Lần mò 1 hồi, cơn dâm đãng khi nãy chưa kịp nguôi thì lại tiếp nhận mẻ này, có khác gì cảnh buồn ngủ mà gặp chiếu manh, mặc dù trong đầu cũng xuất hiện vài ý nghĩ phản khác là ko được, ẻm còn bé, còn là học sinh. Nhưng tay thì vẫn mò. Càng mò thì ẻm lại càng ôm tao chặt, chặt đến mức tao có muốn đẩy ẻm ra cũng ko đẩy được. Đường cùng, tao xộc thẳng trung lộ. Nhớp! Vuốt vuốt vài cái thì bỗng điện cầu thang sáng choang, giật hết cả mình, rút vội tay ra nhanh như chớp lùi lại 2 bước vào phòng thì cũng là lúc bố ẻm lên nơi. May vl. Nghe tiếng bố ẻm hỏi con làm gì giờ này thế. Cô bé hình như đang ngây nên ko nói nên lời, tao nhanh trí với bừa cái sạc điện thoại rồi cầm ra đưa cho ẻm bảo ko nên cắm sạc cả đêm đâu đấy, hại pin lắm... Ẻm cầm cái sạc vâng dạ tiếng bé xíu rồi đi xuống. Đm, tao thở phào 1 tiếng, nghe tiếng ông chú lầm bầm gì đó ko hay. Tao thì vào rửa tay, mẹ, giờ thấy mùi cũng ko có gì là dễ chịu.
Hôm sau bận rộn với công việc cả ngày nên tạm quên chuyện kia. Tối ăn cơm xong về nhà uống chè với ông chú, trong câu chuyện tào lao, bỗng chú bảo "Em nó còn nhỏ, để cho nó còn học nhé". Vkl, tao nhìn có giống sở khanh chi bảo ko mà ông nói thế. Nhưng éo cãi làm gì, chú bảo chú ko có ý gì đâu.
Sau hôm đó tao thấy chán, chán ba cái chuyện gái gú phù du. Tao ở thêm 1 tuần nữa thì tao báo có việc nên phải đi đi về về Hà Nội nên ko ở đấy nữa. Vậy là tao dọn đồ ra công trường ở. Cũng chẳng nói gì với cô chị, cuối tuần đấy cô chị gọi điện liên tục nhưng tao ko nghe máy, tao cũng ko kể lại chuyện của cô em. Mãi đến giờ tao mới kể lại chuyện này cho bọn mày nghe đấy! [next] Một trong những thứ khiến tao ngại ngùng nhất đó là chứng hắt xì, sặc lúc ăn cơm. Ở nhà đớp cùng vợ con thì đéo sao nhưng tao dính vài lần ở bên nhà ngoại, thêm vài lần nữa khi đi ăn với đồng nghiệp, và vài lần nữa vào người mà tao ko biết là ai. Mà cái kiểu sặc bất thình lình nó mới vãi, đúng là vãi dãi, cơm văng tung tóe, thịt bay tứ tung, thử hỏi mâm cơm còn ai dám ngồi mà gắp nữa.
Mà vào mâm cơm có khi còn đỡ chứ hôm nọ dính quả ngại quá. Vợ nó đi du lịch với bạn bè, mấy bố con ở nhà thôi cứ cơm quán nuôi nhau. Tối cuối tuần dắt nhau ra quán cơm rang gọi mỗi thằng 1 đĩa, đang nhai miếng to thì dính phải hạt tiêu to quá, thế là lên cơn hắt xì. Rút kinh nghiệm các lần trước bị hắt thẳng vào mâm thì lần này tao quay ngoắt cổ lại, thế beep nào thấy mảnh lưng trần trắng mịn với 2 sợi dây đen bé xíu, nhưng đm, ko kịp nữa rồi. Hắt, xì, xì, cả bờ lưng ấy ăn trọn miếng cơm nhai dỡ lẫn cả hành, cà rốt... Bố thì ngại vkl mà 2 thằng cu thì cười khành khạch, đm tí về xử chúng mày sau, giờ phải xử quả lưng kia trước. Vội đứng dậy rút luôn cả hộp giấy ăn trên bàn định đưa tay ra lau thì bắt gặp ánh mắt thô lố của bờ lưng trần mang ý vừa khinh bỉ vừa tức giận. Tao đưa giấy cho ẻm bảo anh xin lỗi, mấy thằng cu con nó vô ý quá. Lúc này thì đành mặt dày mà đổ tội cho mấy thằng cu, méo ai ngờ thằng lớn phản ứng phát 1 là ơ bố hắt xì vào cô ấy mà... ĐM, điên thật, lườm thằng bé phát hỏi con có muốn mượn điện thoại ko, thằng bé ngớ ra vài giây xong quay sang thằng em bảo à không, là anh em mình hắt xì vào cô này nhờ, thằng em gật đầu kêu, ừ đúng rồi. VKL.
Liếc qua phát thì mới để ý là ẻm đi 1 mình, may là ẻm đi mình chứ đi cùng bạn nó thì nó lại chả vả cho. Tao quay sang 2 thằng đệ lớn tiếng bảo các con xin lỗi cô đi, thằng lớn mồm phồng cơm lộ cộ bảo xin lỗi, thằng bé cũng bi bô con xưn nối. Nãy giờ ẻm lưng trần ko nói câu nào, sau khi thằng bé bi bô ngọn líu lô thì ẻm bỗng phì cười rồi nói khẽ, đúng là bố nào con nấy. Xem ra tình hình có vẻ ổn, tao mới nhẹ nhàng bảo anh xin lỗi nhé, cho bố con anh đền em một đĩa cơm rang hảo hạng được ko. Ẻm đứng dậy vuỗi vuỗi vai kêu ông nghĩ tôi còn ngồi ăn được với tình trạng này chắc, ẻm quay đít đi luôn ko nói câu nào. Tao nhìn theo, đm, bờ lưng trần mịn thật.
Thôi thì ăn nốt cơm cho đỡ đói, ăn xong theo thông lệ nếu ko vướng 2 ông nhãi thì sẽ làm chén trà điếu thuốc, nhưng nay vướng nên thôi. Vừa trả tiền xong ra quán thấy bóng dáng quen quen, ơ mẹ, chẳng phải lưng trần khi nãy sao, còn đứng đây làm gì, hay nó định chờ mình bắt đền. Tao lại gần hỏi sao em chưa về, lưng trần quay lại nhìn 1 phát rồi quay đi, ra vẻ ko buồn đếm xỉa đến cái thứ vô duyên nhà ngươi. Thằng bé con lại bi bô, cô đứn đây nàm gì, sao cô tưa về. Lưng trần quay lại nhìn thằng cu khẽ cười bảo cô chờ xe taxi, bé ngoan quá, tiếc là bố bé... Nói nửa chừng xong liếc đểu tao 1 phát. Đm, nhục, quả là nhục, không cả bằng thằng nhóc 3 tuổi. Nhưng kệ, thiên hạ gặp nhau có lần, ngại đéo gì. Về...
Về nhà phát 2 thằng đòi ngay điện thoại, nể vì lúc nãy gỡ gạc cho bố tình huống khó xử nên cho mượn luôn. Dặn 2 thằng ngồi im chơi, trốn ra ngoài làm điếu thuốc, chợt nghĩ đến mảnh lưng trần khi nãy, ko biết gặp xe chưa, nghĩ là làm, tao vào đánh xe ra luôn, phải quay vòng hơi xa, tuy nhiên tầm này đường thông thoáng nên cũng ko mất nhiều thời gian. Đm, kia rồi, ẻm vẫn chưa gặp xe. Tao đeo khẩu trang kín, dừng chậm chậm chỗ ẻm, khẽ hé kính hỏi Chị gọi xe phải ko ạ, ẻm bảo dạ đúng, nhưng xe báo trong app là xe khác mà, tao kệ, cố nghẹt nghẹt giọng bảo em mới đổi xe, mời chị lên xe. Ẻm cũng lên thật...
Ẻm lên xe, ngồi ghế sau. Tao cho xe di chuyển 1 đoạn rồi hỏi chị về đâu, ẻm kêu cho về Khương Trung. Tao buột miệng hỏi từ Khương Trung mà lên đây ăn cơm rang làm gì. Ẻm ớ lên 1 tiếng rồi chồm lên nhìn nhìn. Sau mấy giây thì chắc nhận ra tao rồi, ẻm kêu lên ơ lão vô duyên này định làm gì nữa đây. Tao cười cười bảo coi như anh đền em 1 cuốc taxi. Ẻm kêu hâm à, ai cần ông đền, mà bọn trẻ con đâu. Đm, nhắc mới nhớ, chứ ra Khương Trung xong quay lại chả đến gần tiếng đồng hồ, vợ nó mà biết bỏ con ở nhà trốn đi chơi thì nó về cắt cờ him. Tao bảo thôi chết, để anh về đón cho bọn nó đi cùng nhé. Lưng trần khẽ gắt đã vô duyên lại còn vô tâm, thôi ông cho tôi xuống tôi tự về được, ông về mà trông con đi không vợ biết lại cắt... Đéo gì, cứ như đọc được suy nghĩ của mình không bằng. Thật lòng mà nói thì tao cũng chỉ muốn làm gì đó gỡ gạc lại danh dự thôi chứ ham hố gái gú gì đâu, cơ mà tình cảnh này quả thật khó xử. Thấy tao im im, Lưng trần lại lên tiếng, tôi biết ông ko cố ý đâu nên ko phải ngại, ai chả có lúc nhỡ nhàng, chỉ là bụng tôi đang đói mà không được ăn, lại phải về nhà tắm giặt, thôi dừng xe đi. Tao dừng, chưa mở khóa cửa, tao bảo, thực ra là thử ẻm chút, tao nói hay em về nhà anh thay đồ, mặc tạm cái váy của vợ anh cũng được, vợ anh đi du lịch không có nhà đâu, dáng em cũng gần gần như dáng vợ anh. Ẻm phì cười kêu mở cửa giúp cái, ông định xơi tôi tại nhà ông chắc, tôi không phải mấy đứa trẻ ranh mà ham hố nhà, ham hố xe của ông nhé, mở cửa, mở cửa. Ẻm xuống xe, bấm bấm điện thoại rồi bỗng lại gõ gõ kính xe tao, tao hạ kính, ẻm lấy ra cái card từ ví đưa tao rồi bảo: Tôi biết ông không phải dạng dâm dê đê tiện hay dạng vô duyên mất nết, sự việc hôm nay coi như duyên gặp gỡ, đây là liên hệ của tôi, nếu có duyên thì gặp lại. Nói xong ẻm đi ngược chiều đường. Tao ngó ngó theo, cảm giác có gì đó hơi hẫng hẫng, tao nhìn card thấy in đậm chữ: Trưởng phòng... Công ty... Ô, thật là vl. Tao lấy điện thoại bấm bấm tin nhắn gửi. Trưởng phòng xem còn chân nào cho em xin 1 chân lái xe. Nhắn xong tao ngoái lại nhìn, thấy ẻm lôi điện thoại ra, đứng lại, bấm bấm. Tin nhắn đến máy tao" Về mà trông con đi, mà nhắn cho mấy đứa đang đọc facebook của ông là đừng nghĩ ai mặc áo 2 dây đi ăn cơm rang cũng là Trần Duy Hưng nhé, nhắn thêm rằng những ông bố yêu con, chăm con như ông là những người tử tế và rất đáng trân trọng!"... [next] Cháy nhà mới ra mặt chuột, qua cơn ngập lụt mới biết chất thủ đô.
Ngồi ngâm nghê điếu thuốc với ly cafe ở tầng 2 một quán cũ ngắm dòng người lội bì bõm dưới những con sông phố kể ra cũng là thi vị. Tay chủ quán cà kê ra nói bâng quơ bằng giọng xứ nghệ "Đấy, quê tau nó cứ chen nhau ra thủ đô, nào thì bảo nhau Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh họa đồ - Ai vô xứ Nghệ thì vô - Còn choa, choa cứ thủ đô choa mần... Nhìn cảnh này không biết còn muốn mần không?". Mẹ, chả biết lão đang nói với ai, tao ngó xung quanh thấy có mỗi 1 bàn khách nữa là đám chị em công sở, chắc cũng lên ngồi chờ nước rút giống tao. Vậy chắc là lão nói với mình rồi, phải đáp lời lão cho phải phép. Tao bảo, ông chỉ có chém, ông cũng đang ở thủ đô đấy thôi, với lại thủ đô thỉnh thoảng ngập tí cho vui, chứ xứ Nghệ nhà ông mà ngập là đéo vui tí nào đâu, toàn là nước tràn bờ đê tang thương khắp một vùng quê thôi đấy. Lão cười khà khà, bước lại ngồi luôn cùng bàn tao, tự nhiên cứ như ở nhà. Nghĩ bụng cha này vô duyên thật, đây là quán của lão chứ có phải nhà của lão đâu mà tự nhiên như thế. Tao nheo mắt nhìn lão nói chỗ đấy có người ngồi rồi nhé. Lão cười to hơn kêu có cái beep, quán ngập tầng 1 rồi không có ai vào được đâu, may cho chú em vào sớm chứ ko thì cũng đang bơi ở dưới rồi...
Lão này người Nghệ, dân xây dựng, cũng đi công trình khắp chốn, sau chán về mở quán cafe với cò đất, chết rũ 2 năm covid, có vẻ vừa rồi cũng kiếm chác được. Tao cũng hay ngồi đây và có tí đồng môn nên cũng gọi là chỗ quen biết... Thở dài một hơi, tiếp tục nhìn dòng người luống cuống dưới phố sông nghĩ ngợi mông lung, đưa ly lên nhấp một hớp, cạn mẹ rồi. Lão chủ quán hô lớn, cho 2 ly nâu nữa em ơi, xong quay sang tao bảo uống đi, anh mời, đằng đéo nào thì mưa gió này chả ế. Ô hay, tao thiếu đéo gì tiền mà phải để hắn mời, lại còn mời đồ ế, tưởng mời tao mà dễ à. Nhưng thôi, coi như là thành ý của hắn vậy. Tao cười nói nể anh lắm đấy nhé, ko là em đếu uống nữa đâu. Lão lại cười khà khà, giọng cười đậm chất công nghiệp. Lão quờ bao thuốc của tao rút 1 điếu châm, lại tự nhiên như thuốc của lão, thở khói phì phì lão kêu anh quý mày anh mới mời, chứ tầm này có khách vào anh cũng không nhận, toàn vào trú chân thôi, ăn thua mẹ gì. Đm, lão nói xong tao liếc sang bàn bên kia, thấy mấy ánh mắt công sở ném sang bên này đầy vẻ khó chịu. Tao cá là mấy chị em đấy méo bao giờ vào cái quán này nữa.
Mưa vẫn chưa có dấu hiệu muốn ngừng, nước ở đâu trút xuống nhiều thế không biết, năm nay thời tiết đến lạ, tháng 5 rồi mà chưa được trận beer nào ra hồn, buổi tối thậm chí còn thấy vẫn se se lạnh như mùa thu. Kiểu này chả mấy mà sang thu, phượng bung hết rồi, bằng lăng nhạt hết rồi, vài trận ngập như này nữa là sang thu thôi. Cafe ra, lão khoắng khoắng vài cái rồi đưa vội lên mồm hớp như sợ ai uống mất, hạ ly xuống, giọng lão trầm hơn bảo thế này thôi chứ so với miền Trung thì ăn thua gì, chú mày cũng từng làm trong đấy rồi phải ko, mưa lũ miền trung nó phải gọi là, chậc chậc, nghĩ thôi mà tau cũng đéo muốn nhắc đến nữa. Tao nhìn lão hỏi theo anh thì biện pháp nào để chống ngập cho thủ đô? Lão trả lời luôn ko cần suy nghĩ " Đơn giản, di dời thủ đô lên núi hoặc khu vực nào không bao giờ ngập ấy". Thật vl, trả lời hồn nhiên như người điên. Thấy vẻ khó chịu của tao, lão lại cười khà khà bảo thế ko đúng à, bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, nhà quy hoạch còn chưa xử lý được thì mấy thằng kỹ sư mất gốc như anh với mày đủ tuổi để bàn chắc. Một là mưa lớn bất thường, cả mấy chục năm mới xảy ra 1 lần thì đéo ai tính được, có tính được thì cũng đéo làm vì sẽ lãng phí. 2 là tầm nhìn và lợi ích, mà thôi, đéo phải vấn đề của anh em mình đâu, việc của anh giờ là làm sao bán được mấy căn chung cư, dạo này nhà đất chững mẹ lại rồi, mà nhân cơ hội ngập lụt như này mà đi tìm nhà tìm đất đi, xem chỗ nào cao ráo thì mua... Đây là cơ hội đấy, người thông minh phải nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, nhìn lên cao đi chứ nhìn mãi vào mấy đứa áo mỏng dính nước mưa kia làm gì, cha, nhưng mà cũng đẹp đấy, kìa kìa, nhìn em kia kìa, đã áo trắng lại còn áo lót đen, đen lại còn ren... Thấy ko, nó phối đen trắng này cũng là có ý đồ cả đấy. Đm, tào lao. Đúng là tào lao.
Ờ nhưng mà đúng là tào lao một cách có lý chứ nhỉ. Quy hoạch? Tầm nhìn? Lợi Ích? Đất cao, đất trũng, áo lót đen, sơ mi trắng... Đều là do con người sắp xếp cả, đâu phải cái gì cũng đổ tội cho thiên nhiên...
Có vẻ dường như câu nói tào lao vô duyên của lão chủ quán khiến chị em công sở ở bàn bên khó chịu, 1 nàng gọi tính tiền. Nhân viên ra tính rồi bảo nước vẫn ngập lắm chị ạ, em sợ chưa đi được. Nghe một giọng nữ lảnh lảnh bảo ko sao, chị mặc quần lót đen nhưng mà chân váy cũng đen. Đây rõ ràng là lời nói với bọn tao chứ đéo phải nói với ku nhân viên. Tao khẽ liếc nhìn lão chủ quán, lão ko thèm nhìn tao, mắt vẫn nhìn ra đường tìm kiếm áo mỏng hay cái beep gì ko biết, mồm lẩm bẩm. Đúng là đàn bà... [next] Tao vốn người quê, quê thuần túy, cho đến giờ vẫn là người nhà quê. Quê nên tụt hậu, khi mà người ta mua xe máy nọ xe máy kia cho thời thượng thì tao lại đi xe đạp. Khi người ta trào lưu đi xe đạp thì tao lại đi ô tô, khi người ta chen nhau vào nội thành thì tao cứ an yên với vùng ngoại ô vắng vẻ, rồi giờ đất ngoại ô sốt xình xịch thì tao lại nghĩ nên kiếm 1 căn nào đó loanh quanh Ngã tư sở... Tóm lại tao thấy mình tụt hậu.
Nói chuyện nhà quê, vừa rồi về quê ăn cưới, ăn hết đám này đến đám khác, ăn liên miên từ 10/3 cho đến 30/4 và giờ đâu đó còn mấy đám nữa trong tháng 5. Ở quê cưới mà họ hàng gần thì ít cũng phải đôi bữa, nếu gần lắm thì phải đôi ngày, quê cứ bảo thế mới vui nhưng mà tao thấy mệt bỏ mẹ. Nguyên công đoạn thịt gà với nướng thịt vào cái thời tiết này đã đủ oải rồi chứ chả phải nói việc uống rượu, người lạ người quen ko cần biết, cứ sang mâm là mần, từ chối thì bảo khinh tôi à, ko chối thì cứ ợp vào họng cho nóng lại càng nóng. Nói vậy thôi nhưng quê vẫn là quê, đất có lề, quê có thói, ko bỏ được.
Nọ uống rượu được xếp vào mâm thành phố, đại khái là có mấy thằng beep nào tao ko biết nhưng thấy giới thiệu là ở phố về, dẫn cả vợ cả con về đớp. Tao đang nướng thịt thì được điều động vào ngồi tiếp cho đủ mâm, đèo mẹ, đang mồ hôi nhễ nhại, mặt lấm tay lem mà từ chối không được, ông chú già nhất định ủn vào bảo sắp xếp cả rồi, quân lệnh như sơn, đừng ý kiến... Ừ thì vào, coi như là được ăn sớm.
Thực ra thì vẫn chưa đủ mâm, mới có tao với 2 cặp vợ chồng nọ là 5, cỗ quê tao phải ngồi 6, cơ mà ông chú già bảo cứ tiến hành đi để 2 cặp phố kia còn về kẻo muộn. Ở đệt, đi ăn cưới ăn lấy được sao mà bảo về kẻo muộn, nhưng thôi, cứ tạo điều kiện cho các cháu vậy. Vào mâm, bóc nilon, chia bát đũa, rót rượu... toàn là tay tao. 4 con người kia cầm 3 cái điện thoại và 1 điếu thuốc, thỉnh thoảng liếc nhìn. Tổ sư, cứ làm như đi ăn nhà hàng ấy nhỉ, nhưng thôi, mình người quê, mình đại diện chủ nhà, mình cần lịch sự. Tao nhìn qua một lượt thì đánh giá đều có vẻ mặt hoa da phấn, quần sạch áo đẹp, váy vóc điệu đà. Tao hỏi giới thiệu, hỏi chuyện, nâng chén. Lúc này các phố mới mở mồm, uống xong chén đầu, các phố bắt đầu hốc và bắt đầu chê... nào là nguội, nào là gà không ngon, nào là nước chấm ko chuẩn, chê cả rượu thế nào ấy, khó uống. Được nửa bữa, thấy mấy bà thím ở đâu hớt ha hớt hải xách mấy cái tải đến tận mâm, tao hỏi thím đến mời rượu à, bà thím cười toe bảo tao việc gì phải mời mày rồi quay sang nhóm Phố, thím nói có mấy con gà sạch, ít rau sạch, ít hoa quả nhà trồng được, toàn đồ sạch cho các cháu, tí mang về nhé. Mấy phố cười giả lả khách sáo bảo bà cứ vẽ vời, bọn cháu ăn bao nhiêu đâu, mà ở phố thiếu gì, mua trong siêu thị có hết. Thím vẫn cười, thím kêu sạch trong siêu thị cũng ko sạch bằng ở quê, để đây lúc nào về thì cho vào xe kẻo nóng quá gà nó ngạt. Thím chưa kịp nói xong thì ông chú già lọ mọ tiến đến quát" Cái bà này, chúng nó đang ăn lại lôi gà qué gì ra đây, để gọn ở góc kia cho đỡ mùi"... Chú mời rượu, chú chỉ chỉ kêu đây toàn mấy anh em họ hàng nhưng chắc ít gặp nhau. Tao nâng chén cụng ly cười bảo vầng, thì ở quê có mấy khi lên phố đâu mà gặp, gì chứ thành phố với nhà quê vẫn là khoảng cách xa lắm...
Rồi tàn bữa, vì thím nãy để cả 3 cái tải nên mấy phố nhờ tao xách tải ra xe giúp, tao xách đúng 1 tải bé nhất còn gà qué kệ mẹ chúng mày. Thím già ở đâu xuất hiện, vẫn hỏi hỏi han han cười cười nói nói bằng cái vẻ mà tao thấy chân thành nhất. Một phố mở cốp xe, xách ra 2 túi giẻ to đưa cho thím già bảo cầm về cho bọn trẻ con, toàn quần áo mới mặc ít lần, vẫn đẹp. Rồi xách hết cả gà cả quả cả rau để gọn trong cốp. Đm, tao ở quê tao biết, gà này toàn gà cựa dài cả, chắc phải nuôi tầm cả năm chứ ko ít. Các phố vào xe đéo thấy cảm ơn tao một tiếng vì công xách đồ. Thôi kệ, chắc bận về cho sớm nên quên. Châm điếu thuốc, đi vào tìm xem mấy ông nhà quê đâu để làm thêm vài chén chứ nãy uống với phố vẫn dở mồm. Đi được mấy bước thấy còi xe bíp bíp, lại bíp bíp. Quay ra, à thì ra là vướng xe, đám cưới mà, xe để đầy đường. Còi vẫn bíp bíp, đm, ko xuống mà dịch xe ra, bip con cặc à, tao kệ mẹ, cứ đứng hút thuốc trầm ngâm nhìn. Phải cả chục tiếng còi nữa mới thấy 2 phố mở cửa xuống xe, mặt hằm hằm, miệng chửi đổng bọn để xe vô ý thức, 2 cháu dịch hết đám xe máy thì còn vướng 1 cái ô tô, 2 cháu đứng ngó ngó xong kêu xe này có để lại số điện thoại kìa, chắc cũng ở phố về, ý thức khác hẳn. 1 phố rút điện thoại ra gọi... Điện thoại tao rung, tao kệ mẹ, cứ thong thả mà hút thuốc. Bỗng lại là bà thím thoắt ẩn thoắt hiện ra làm tao giật cả mình, bà bảo ơ cu này ko đánh xe gọn lại cho các em nó đi. Tao tủm tỉm cười nói cháu để xe đấy tí đi luôn cho sớm. Thím xua tay ra ý nói ít thôi, tao lững thững bước ra xe, vừa đi vừa nói một mình: Gà ngon nhất vườn, ổi mọng nhất, hồng xiêm to nhất, rau non nhất chỉ nhặt ngọn, toàn là những thứ nhất, đặc biệt là cho đi bằng tấm chân tình nhất. Đổi lại là mớ quần áo cũ bỏ đi, ko một lời cảm ơn, không một câu xin nhận. Thử hỏi thành phố đã làm gì cho làng quê và làng quê đã làm gì cho thành phố...
Chốt lại: Gái phố công nhận ngon hơn gái quê. [next] Lần đầu tiên tao đi miền Trung là khoảng chục năm về trước, đó là một công trình nhà máy nằm ở cách thành phố cỡ chục km. Tao đi theo diện tăng cường phần vì đội ngũ kỹ sư công trường đang quá tải, phần vì chủ đầu tư Hàn Quốc nên phải bổ sung 1 kỹ sư có tiếng Anh vào cho thuận tiện làm việc. Nằm ngủ trên xe một giấc khá dài thì cũng đến nơi, đợt ấy mùa đông, chính đông, mưa phùn gió bấc. Bước ra khỏi xe là thấy rõ cái cảm giác lạnh thâm môi. Đón tao là 1 bác kỹ sư già, như lời kể thì bác chinh chiến nhiều năm lắm rồi, lẽ ra tầm này phải có cơ nghiệp tương đối, nhưng vì tính cách tào phào, ít ham lợi danh thành ra vẫn chỉ ở cái chức danh chỉ huy trưởng. Con xe wave bánh dính đầy bùn đất đưa tao vào lán trại dựng trên một khu đất trống không, bác chỉ tay về phía xa xa bảo đó là biển. Mẹ, biển làm đếch gì cái thời tiết này mà khoe, cứ như tao chưa ra biển bao giờ không bằng. Đứt quãng, bác chỉ tiếp về phía cách đó chừng dăm chục met là khu công trình hỗn độn và bảo công việc của bố cháu đấy. Tao nheo nheo mắt, mờ mờ, chả rõ cụ thể việc gì...
Bọn tạo ăn lán ở trại, đúng như những gì mà sách vở viết về trai công trình. Lán dựng bằng tôn cũ, tôn tận dụng, lổn nhổn các thể loại, rộng chừng 50m2, được chia làm 4 khoang, 1 khoang là kho, 1 khoang là nhà ăn, 1 khoang là cho đội công nhân ngủ và 1 khoang nữa là cho bọn tao. Nhìn cũng chẳng khác nhau là mấy. Bọn tao ở đây tức là bao gồm tao, bác già, 4 kỹ sư nữa và 1 lái máy. 7 người kể ra ngồi 1 mâm hơi chật nhưng vẫn chiến được, chỉ có điều đánh bài là hơi lẻ...
Thời tiết vẫn mưa, mưa miền Trung còn lê thê hơn mưa Hà Nội. Cảnh vật tiêu điều, ảm đạm, ở được 3 hôm mà thấy nhớ Hà Nội da da diết diết. Kỹ sư trẻ như tao ko ngại khó, không khại khổ nhưng mà đúng là cái cảm giác đi tắm ở đấy tao nhớ đến già. Phòng tắm, à mà đéo phải phòng tắm, gọi là lều tắm thì đúng hơn, lều tôn, lại còn tôn đều, mỗi trận gió thổi là tiếng tôn lỏng lẻo đập vào nhau cành cạnh, lạnh vl. Hôm thứ 4, sờ mấy bộ quần áo xem khô chưa để đi tắm thì vẫn thấy ẩm sịt, đm thời tiết này chắc cả tuần méo khô được. Bác già thấy tao quanh ra quanh vào thì cười bảo tắm làm mẹ gì, 2 hôm thì tắm 1 lần thôi, suốt ngày ăn với đánh bài có đếu gì mà tắm lắm. Và thế, tao bẩn từ đó...
Ở được một tuần thì trời hửng háo, buổi đầu ra công trường được anh em chỉ chỉ trỏ trỏ giới thiệu, cơ bản cũng ko có gì phức tạp. Bác già bảo lúc nào đi họp với chủ đầu tư và tổng thầu thì đi cùng bác, sủa gâu gâu tiếng anh cho nó oách, còn đâu thì cho ở nhà làm khối lượng với thanh toán, ngoài công trường có đủ kỹ sư rồi. Tao gật gù, mình là lính, chỉ huy bảo gì thì làm thế, quan ngại cái mẹ gì cho mệt. Lượn vài vòng thì tao với bác già về lều, vừa là lều ngủ vừa là chỗ làm việc. Có 3 cái bàn với 2 cái máy tính và 1 cái máy in cả tuần nay ko thấy ai bật, cũng ko hiểu làm gì. Bác già chỉ vào 1 máy rồi bảo kéo trong ngăn bàn ra, ô đệt, đổ rụp 1 đống giấy tờ tài liệu, lão cười khà khà bảo việc của ông cháu đấy... Mẹ kiếp!!!
Nói xong bác già phóng xe đi đâu mất, tao bê đống giấy lộn lên bàn rồi ra ngoài châm điếu thuốc hút, vài ánh mặt trời trăng trắng xuyên qua được tí mây mỏng rót xuống chân, cái hoàn cảnh này gặp nắng cảm giác như nắng hạn gặp mưa rào. Tiếng lọc cọc khô không khốc làm tao tắt nắng, chiếc xe cải tiến chở giàn giáo đang tiếng đến gần, 1 người kéo, 1 người đẩy. Người kéo là một vị trung niên gầy gầy, da ngăm đen, đội mũ cối cũ mèm. Người đẩy là một nữ nhân đội nón, người mảnh mảnh, ko rõ tuổi vì bị khăn kín mít. Cả 2 đều trong bộ quần áo lao động cũ kỹ, đến chỗ tao, vị trung niên cười chào bằng giọng miền Trung mà hỏi 2 câu tao mới nghe ra, đại khái hỏi tao là kỹ sư mới à, anh chở giàn giáo chống đến, mở kho cho anh nhập. Tao giờ mới ớ ra, đéo rõ ai là thủ kho, tao cũng chưa từng mở cái lều tôn mà gọi là kho ấy lần nào. Tao bảo chờ để em hỏi chỉ huy, trung niên lại cười nói méo gì ấy mà tao ko nghe nổi, nói xong lão kéo xe qua, nữ nhân đẩy phía sau, tao thoáng nhìn bắt gặp 1 ánh mắt đen sâu hun hút, 1 thoáng thôi, rất nhanh, tao thấy có cảm giác gì đó kho khó tả...
Tao yêu vẻ đẹp tự nhiên, tao yêu vẻ đẹp không son phấn, và đôi mắt ấy, chính đôi mắt ấy mang một vẻ đẹp rất vừa ý tao. Tàn thuốc rơi, tao đi vào lều, bắt đầu sờ soạng vào mớ giấy tờ hỗn độn, nào thì bản vẽ, nào thì nghiệm thu, nào thì khối lượng. Thầm chửi mấy thằng cờ hó, chả nhẽ từ trước đến giờ ko ai quan tâm đến món này hay sao. Ngồi chừng 15p thì thấy hơi mỏi mỏi, có lẽ là do đợt vừa rồi mưa gió suốt nên nằm nhiều thành ra đau lưng, đứng dậy vươn vai phát thì bất chợt thấy đôi mắt ngoài cửa. Giọng miền Trung cất lên nhưng lần này lại rất nhẹ nhàng, tao nghe được, nghe rõ. Một câu hỏi trống không là có thể mở cửa kho được ko? Chà, vẻ này kiểu như chưa biết xưng hô thế nào đây mà. Tao cười, tao bảo em tên là X, em sinh năm 8X. Đôi mắt gật đầu và vẫn nói trống không rằng vậy thì kém 3 tuổi. Tao đéo biết là tao kém hay nàng kém? Cười trừ tiếng, có lẽ nếu đang ở Hà Nội thì tao mạnh dạn xưng anh ngay, cơ mà ở đây cảm giác con người họ thật thà lắm, ko hợp với bông đùa. Tao vẫn xưng em tiếp, tao bảo để tao gọi mấy anh ngoài công trường về mở cho chứ tao lính mới ko có chìa khóa. Đôi mắt gật đầu rồi quay đi, vẫn bịt khăn kín mít...
1 thằng cờ hó về mở kho xong vào lều với bao thuốc kêu pha ấm chè đi chú. Đệt, pha con cẹc bố, bố là lính mới ở công trường này thôi chứ có phải đàn em chúng mày đâu. Cơ mà mấy thằng cờ hó này tuần qua đối xử với tao cũng giả lả, ko đến nỗi nào nên tao chỉ nghĩ trong đầu vậy thôi chứ ko nói ra, tao bảo chè cháo gì giờ này, nắng ấm lên rồi xem có gì trưa làm tí nhậu. Cu cậu cười khành khạch định nói gì đó thì đôi mắt lại xuất hiện, đôi mắt đưa chìa khóa cho thằng cờ hó rồi nói mai bắt đầu làm nha. Cờ hó vâng chị rất ngoan, khác hẳn thái độ bề trên với tao khi nãy. Ồ, vậy là nàng hơn tao 4 tuổi...
Muốn qua sông thì phải lụy đò, Tao đứng dậy pha chè, thằng cờ hó định ra công trường thì tao kéo lại bảo chờ làm chén chè đã, đi gì vội. Được cái anh em xây dựng dễ tính như phò, bố cháu dừng lại ngay. Chè ngấm, tao rót chè, châm thuốc, thư thả hỏi về chị. Chắc thái độ cầu thị của tao nên thằng cờ hó bô bô mồm kể hết. Đại khái khi nãy là 2 bố con, chị có chồng rồi, mà chồng đi biển thỉnh thoảng mới về, lấy nhau 4 năm mà chưa có con, gia đình bên chồng không ưa thành ra khó ở, chị về với bố mẹ đẻ, vào làm công nhân xây dựng trong này được đâu vài tháng rồi. Tao tròn mắt nhìn thằng beep, nó cũng nhìn tao xong bảo ngạc nhiên đéo gì, tau là người ở đây, còn chị là hot con mẹ nó girl ở công trường này, ai chả biết, hỏi vài người là ra ngay thông tin mà. Ờ, cũng có lý. Tao bảo thêm là nãy đéo nhìn thấy mặt. Thằng beep cười hô hố bảo cứ từ từ mà tìm hiểu, máy bay chất lượng đấy, chú mày có khi lái được, ở đây ai cũng muốn lái mà không đứa nào đủ trình...
Mùa đông mây lững lờ trôi, trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi. Đm, hửng nắng được 2 hôm thì lại mưa, mưa hệt như lần trước, công trường lại nghỉ. Tao bảo bác già là cứ thời tiết này là cháu về HN đấy, ko cho về cháu cũng về. Bác trầm ngâm bảo kỹ sư xây dựng thì mưa này đã là gì, cứ ở đây mà trải nghiệm, rồi sau này có cái mà khoe với con cháu. Giờ nghĩ lại thấy lão nói đúng vl, ít nhất đến giờ mình cũng từng trải, cũng biết mưa miền Trung, có chuyện để ngồi xàm lồi như này.
Đợt không khí lạnh mới về, may sao lần này lạnh khô, gió thổi vù vù nhưng tuyệt nhiên không mưa một hạt. Công trình tăng ca, làm cả tối cho kịp tiến độ, trong số công nhân tăng ca có cả chị. Hôm đó tao ra công trường thay cho mấy anh em về nghỉ ngơi, cũng có mẹ gì đâu, làm kỹ sư của thầu phụ thì là người hướng dẫn cho công nhân làm, công nhân biết làm rồi thì cứ đứng ngáo ngơ đấy thôi. Đứng trên sàn tầng 2 đang làm cốt thép, làm cố cho xong để mai đổ bê tông. Gió rét run chim, định châm thuốc mà ngại ko muốn rút tay ra khỏi túi, đám thợ cười cười nói nói huyên náo mà tao ko nghe ra là họ đang nói gì, chán vl. Mon men ra chỗ chị làm, mấy lần định bắt chuyện mà ko biết mở lời ra sao, chị cũng ngẩng lên nhìn tao vài lần, vẫn là đôi mắt ấy. Thôi đm, ngại chó gì, tao bước lại gần và quyết định trở lại là chính mình dù có ở hoàn cảnh nào đi nữa. Tao khẽ nói, này chị, chị cứ làm việc đi và đừng nhìn em có được ko. Chị ngước lên hỏi sao rựa? Tao chớp ngay thời cơ, nhìn thẳng vào mắt chị rồi bảo: Trên này gió to, em sợ bị ngã vào đôi mắt sâu thẳm ấy. Chị phì cười, cúi đầu xuống làm tiếp. Vậy là vào câu chuyện, chỉ hơi ngại một chút là kẻ đứng, người ngồi, mà xung quanh cũng có cả chục người đang làm nữa, đội chai của tao chưa đạt cảnh giới cao nhất nên cũng chỉ nói được một lúc thì tao lượn sau khi bảo tí về thì qua văn phòng uống nước. Vkl, đêm hôm còn mời người ta uống nước...
Tao về văn phòng, à quên, văn lều làm chén chè cho ấm, mới hơn 8h tối thôi mà các con giời đã trùm chăn hết cả. Mỗi bác già đang ngồi ghi ghi chép chép bỏ mẹ gì ấy, chả nhẽ viết nhật ký công trình, chắc đéo phải rồi, có khi đang tính lô cũng nên. Tao kệ mẹ, làm hớp chè rồi châm điếu thuốc ra cửa ngắm những ánh sao đêm. Bỗng đâu thấy xôn xao phía công trường, bác già tai thính đứng bật dậy ra cửa hỏi có chuyện gì, tao lắc đầu, lão vội hô tiếng là đi, chạy ra ngay xe máy nổ máy bùm bùm, tao chưa hiểu gì thì lão quát, lên nhanh. Tao theo lệnh, nhảy tót lên, lão phóng vù vù, tao hỏi sao thế, lão bảo nhỡ có tai nạn lao động thì sao. À, ra thế, lão chinh chiến dày dạn, nhạy cảm hơn tao nhiều. 2 bác cháu dừng xe chạy hồng hộc lên, chỉ sợ ông nào lênh nhênh ngã mẹ từ sàn tầng 2 xuống thì bỏ mẹ, leo lên thở hổn hển, thấy cả nhóm công nhân túm tụm lại 1 chỗ đang mô răng rứa tùm lum. Bác già hô to hỏi có chuyện gì, 1 giọng đáp lại là con A trúng gió, lăn đùng ra đây. Ơ đệt, con A chẳng phải là chị hay sao...
Bác già chỉ đạo ai đó cõng chị xuống dưới, xuống rồi bác bảo cho ngồi lên xe máy rồi lại quay qua tao hô lên nhanh. Tao lại trèo tót lên, quả này ko tót được vì chị ngồi đấy mất rồi, tao ngồi sau giữ chị, phảng phất mùi đàn bà, thấy tim mình đập nhanh hơn. Về đến văn lều thì đám cờ hò đã nhâu nhâu vùng dậy cả rồi, bác già lại ra lệnh cứ như bác sĩ: Khăn ấm, chăn bông, trà gừng... Chị ngồi vào ghế, khăn mặt bung ra, giờ tao mới nhìn rõ mặt chị, gương mặt thanh mảnh, nét mộc mạc, thanh tao, có cái gì đó phải gọi là băng thanh ngọc tiết. Chỉ có điều da đang tím tái, có lẽ là lạnh quá tụt huyết áp rồi...
Một sau thì chị tỉnh táo hơn, chị bảo lạnh quá, đang ngồi mà bỗng nhiên choáng váng đầu óc, mắt tối sầm lại. Chị nhìn quanh rồi cảm ơn mấy câu khách sao. À, điểm hơi lạ là khi nói chuyện với bọn tao, giọng miền Trung của chị nhẹ đi nhiều lắm. Bác già bảo thôi nghỉ ngơi tí rồi bác đưa về, đm, tao kiểu đéo gì cũng phải tranh chân ngồi giữ, tao bảo bác luôn là để cháu ngồi sau giữ cho. Cả đám cờ hó cười ồ lên đầy khinh bỉ theo ý rằng người ta tỉnh táo rồi cần chó gì mày giữ. Nhưng tao beep quan tâm, tao liếc chị, thấy mặt chị hết tím rồi, thậm chí tai chị còn ửng đỏ...
Cuối cùng thì theo chỉ đạo của bác già, thằng cờ hó sẽ chở chị về vì nó biết nhà, tao đi 1 xe nữa theo sau đề phòng bất trắc. Đm, thế thì đi làm đéo gì, nhưng đây là chỉ thị, đã là chỉ thị thì phải làm theo...
Đường về nhà chị ngoằn ngoèo, ngoài khoảng sáng của 2 cái pha đèn xe máy ra thì khoảng không còn lại chỉ một màu đen, trời, đất, cỏ, cây, hòa hết vào nhau. Đường đất còn chưa ráo nước sau mấy đợt mưa vừa rồi, bọn tao đi xe máy như bò trên đường, đâu đó chừng 40p thì mới tới nơi. Thằng cờ hó đưa chị đến cổng, tao thì đứng xa hơn chút, nhìn lờ mờ một cánh cổng kiểu như được làm bằng tre hay gỗ gì đó, cây cối um tùm, xung quanh cách độ vài chục mét thì mới thấy ánh đèn của nhà cạnh, vùng này chắc nhà ai đất cũng rộng, mỗi nhà cỡ phải tính đến hàng nghìn m2. 2 thằng quay về, giờ mới nói chuyện được với nhau, thằng cờ hó bảo nhà chị nghèo lắm, mẹ chị mất sớm, bố chị gà trống nuôi con, chị là chị cả lớn nhất, 1 đứa em trai thứ 2 đang học lớp 10, 2 đứa sau là con gái cũng độ tầm cấp 2 gì đó nhưng gia đình khó khăn nên cho nghỉ học hết rồi, cả nhà dồn hết lực cho cậu con trai. Nhà chồng chị cách cũng chục km, bên nhà chồng thì khá, nhưng cũng chính vì khá mà họ ko chấp nhận chị, thành ra lấy chồng cũng như không, anh chồng chán, chẳng biết theo mẹ hay theo vợ, anh chọn theo biển, năm khi mười họa về thì ở nhà bố mẹ 1 vài hôm, xuống với vợ vài hôm, rồi lại đi...
Về đến công trường cũng đã hơn 10h. Chui lên phản trùm chăn ngủ, đéo hiểu sao cứ trằn trọc mãi thôi, suy nghĩ về cuộc sống, về kiếp người rồi thoáng 1 cái đã nghe tiếng léo nhéo, mở mắt ra, đm, nắng tự lúc nào. Một đêm sao nhanh thế...
Thằng cờ hó người vùng này, nó vào công ty trước tao nhiều. Vô tình mà lại hữu ý thế nào công ty lại nhận được công trình quê nó. Nói là vùng này nhưng cũng cách vài chục km, mưa phùn gió bấc ngại đi lại nên bố cháu vẫn 1 suất ở công trường. Hỏi nó sao ko về nhà cho thoải mái, nó cười cười bảo nhà tao cũng chẳng khác cái lều này là mấy, miền Trung nghèo lắm bạn mình ơi, mà đường ở đây đâu giống đường Hà Nội, đi đi về về vài chục km ko hề đơn giản. Nhìn điệu cười của nó lúc này thấy rõ sự gượng ép thoáng thoáng nỗi buồn. Sau hôm đó tao hay trò chuyện với thằng cờ hó hơn, chính ra mang tiếng cùng công ty nhưng ít làm cùng nhau nên trước chỉnh thỉnh thoảng gặp mặt dịp liên hoan nọ kia thôi chứ cũng ko biết gì về nhau. Nó kể nhà nó là thằng đầu tiên đỗ đại học ở cả cái xã nơi nó sống, dân chỗ nó ít phong trào học, lớn lớn 1 chút là làm thuê cho biển, không thì loanh quanh nương rẫy, nghèo mà, ăn ko đủ thì học hành gì. May rằng nó có 1 người bác cũng là trưởng họ có tư tưởng cấp tiến, đặt ra mục tiêu là dòng họ phải có người đi ra ngoài mà so với đám lìu tìu đồng trang lứa thì nó khá nhất cho nên nó được đặc biệt ưu tiên, thậm chí là niềm hi vọng của cả họ. Ngày nó đỗ đại học, các cơ quan đoàn thể thôn đến xã, từ hội phụ nữ đến hội cựu chiến binh đều đến chúc mừngg thăm hỏi. Bố mẹ nó, bác nó, và cả họ nhà nó mở mày mở mặt phấn khởi vô cùng, nó kể thêm rằng bác nó chỉ định là phải thi xây dựng, phải học xây dựng để sau này về phát triển quê hương. Người quê thế đấy, nghĩ đơn giản lắm. Cu cậu ra trường vật vờ mấy năm cũng chỉ đủ nuôi mồm sống ở đất thủ đô và dư vài đồng quà bánh mỗi lần về quê, thế rồi công ty nhận được công trình ở đây, nó xung phong về trước tiên, có vẻ gì đó như thực sự là nó muốn góp 1 phần xây dựng quê hương, có nhà máy, có xí nghiệp là có việc làm, dân có thu nhập, cuộc sống sẽ từng bước cải thiện.
Thằng beep thao thao bất tuyệt kể lể với giọng nói đầy tự hào, cũng đúng thôi, phải tao thì tao cũng thế huống gì là nó - Người miền Trung, những con người yêu quê hương thứ thiệt...
Không thấy chị đi làm. Gặp bố chị, tao lân la hỏi thăm sức khỏe, ông chú bảo nó khỏe rồi, lên nương được rồi, nhưng đứa em út lại sốt nên phải ở nhà chăm em, con em út theo tuổi thì năm nay học lớp 6, nhưng hết cấp 1 thì nghỉ học, ngày ngày bố với chị đi làm thì ở nhà 1 mình lo cơm nước, tự dưng sáng nay lại sốt cao. Ông chú nói 1 hồi rồi phẩy tay đại ý là ko sao đâu, mai kia nó khỏi hết, lời chưa dứt đã vội bước lên sàn, lại hì hụi với mớ dây thép buộc trong tay.
Tao rủ thằng cờ hó là đi thăm chị được ko, thằng beep tròn mắt hỏi ngược lại rằng mi thích chị hả, đừng có điên. Khốn kiếp, thật thà vừa phải thôi chứ, tao lắc đầu nói rằng thấy thương hoàn cảnh thôi, đến thăm hỏi động viên đúng lúc là điều cần thiết, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thằng cờ hó ngó trước ngó sau kêu bác già biết trốn đi thì chết. Đm, việc này thì tao lo được. Hai thằng về văn lều, tao lại dõng dạc bảo với bác già là cháu đại diện cho công đoàn công ty đi thăm hỏi sức khỏe người lao động nhé, bác già liếc mắt qua nhìn 1 phát thôi rồi lại cúi xuống bàn đéo nói gì như kiểu ko nghe thấy hoặc coi đó là lời nói nhảm ko đáng bận tâm. Tao kệ mẹ, tao tự hô to là im lặng tức đồng ý, đi thôi beep. Tao đi ra ngoài luôn, thằng beep lấn cấn đứng lại, tao kéo tay lôi nó đi ra. Bác già lúc này mới đứng dậy chậm rãi nói: Có còn vương pháp ko, có còn quân luật ko, 2 thằng nhãi kia đứng lại. Thằng cờ hó có vẻ sợ, nhưng tao thì khác, vì nói thật là đuổi tao về Hà Nội thì tao càng mừng, mà đuổi tao tao thì ai gâu gâu với bọn Han Cúc. Chẹp, nói vậy thôi chứ ko có nghĩa là tao chống đối hay vô phép vô tắc, tao cười khì khì bảo bác cho cháu ra ngoài tí, từ hôm vào đây đến giờ hết mưa thì lại nắng, chẳng được đi đâu, chán ơi là chán. Bác già lại liếc mắt nhìn phát nữa nhưng ánh mắt lần này có vẻ dễ chịu hơn, bác rút ví ra lấy tờ 200 đưa tao bảo đây, quỹ công đoàn đây, liệu mà về sớm nhé 2 thằng ôn con. Bác già là thế, tào phào, phóng khoáng...
2 thằng tìm quán tạp hóa mua hết cả 200k tiền bánh kẹo, tao định mua thêm nhưng thằng cờ hó nói thế là nhiều lắm rồi, mà công nhận nhiều thật, có lẽ hàng hóa vùng sâu vùng xa kém chất lượng hơn nên giá rẻ. Tao mua thêm cái phong bì và nhét vào đó 200k nữa, thằng beep chưa hiểu tại sao lại hỏi đi ăn giỗ à mà đóng phong bì, đệt mợ thằng ml. Méo buồn trả lời, tao hô tiếng đi đi, ko phải việc của mày.
Vẫn là con đường ngoằn ngoèo đêm qua nhưng hôm nay có nắng, thấy cũng hữu tình gớm, 2 bên đường đều là cây cối rậm rạp, thỉnh thoảng cũng thấy bóng nhà nhỏ nhỏ xa xa ẩn ẩn hiện hiện. Đến nhà chị, một ngôi nhà nhỏ cũ kỹ với tường gạch vữa bung loang lổ, mái ngói rêu xanh xám từng mảng, từng mảng dày cộm, cánh cổng bằng tre nan thưa đủ nhìn rõ bên trong mái ngói. Mới dừng xe ở cổng đã thấy loáng thoáng bóng người, 1 bé gái chạy ra đứng ngay bậu cửa nhìn bọn tao, đôi mắt sáng long lanh, 2 má đỏ hồng vì nẻ, chân đi đôi dép tổ ong, khoác trên người chiếc áo bông cũ to sồ sộ. Nghe tiếng chị nói vọng ra hỏi ai đó, con bé trả lời ko biết. Thằng cờ hó lớn tiếng gọi, lúc sau thấy chị đi ra, chị bận bộ quần áo lao động giống như đi làm, chỉ khác là không đội nón, không bịt khăn. Chỉ mở cổng, đôi mắt sâu thẳm dường như có nét rạng rỡ khi thấy bọn tao, chị hỏi có việc chi mà 2 đứa đến đây, mà thôi vô nhà chơi đã. Tao xách túi bánh kẹo to vật, bé gái nãy giờ lăm lăm nhìn vào túi tao cầm, biết ý, tao đưa cả túi cho bé bảo anh mua quà cho bé, ăn cho nhanh khỏi ốm nhé, con bé ngại ngùng ko dám cầm mà quay sang nhìn chị. Chị hỏi mua chi mua nhiều rứa, rồi bảo bé gái là xin anh đi nọ. Gì thì chị cũng là người lớn, chị hiểu là đôi co làm gì túi bánh, bé gái cầm túi bánh kẹo mà tao nhận rõ nét vui mừng trên khuôn mặt, tao nhìn nó rồi nhìn chị, bắt gặp ánh mắt chị cũng đang nhìn tao, ánh mắt rất dò xét...
Bên trong ngôi nhà giống như hình mẫu điển hình trong những tác phẩm văn học mô tả cuộc sống dân nghèo, nói chung là ko có gì đáng giá, mọi vật đều cũ kỹ. Tao thấy 2 cái giường nhỏ kê 2 bên, ở giữa là bộ bàn ghế cũng bằng tre nhưng chắp nối. Tao ngồi xuống cảm nhận rõ mông mình man mát. Tao ngồi đối diện chị, đây là lần đầu tiên tao nhìn rõ nhất gương mặt chị, dưới ánh sáng ban ngày, ko gì che chắn, khoảng cách đủ gần. Một gương mặt đẹp, đẹp tự nhiên, đẹp thanh nhã, đẹp thuần khiết, một bông hoa trắng tinh khôi! Thằng beep nói chuyện tào lao mấy câu hỏi thăm nhăng cuội, tao thì chỉ đệm đệm, thỉnh thoảng nhìn trộm chị phát. Mẹ kiếp, gương mặt này mà không đi đóng vai thần tiên tỷ tỷ thì thật lãng phí. Ngồi 1 lúc chị bảo 2 đứa ở lại ăn cơm, bọn tao chối, cơm nước gì, nhà người ta toàn đàn bà con gái, 2 thằng đực rựa cơm nước bù khú lại không hay. Thằng beep đá đá chân ra ra hiệu đi về, tao hiểu ý, rút trong túi áo phong bì chuẩn bị khi nãy định đưa cho chị thì bỗng nghe tiếng xe máy xình xịch đến gần, cổng đang mở, xe tiến thẳng vào sân, là một chiếc xe dream cũ cũ, hình như dreem tàu. 1 người đàn ông xuống xe, tháo mũ bảo hiểm ra rồi bước chậm chậm vào nhà, chị đứng bật dậy đi ra rồi như mừng rỡ, chị nói lớn: Anh, anh về đó à. Người đàn ông nhìn chị, rồi nhìn bọn tao, dường như thái độ có gì đó không phải, ít nhất là không phải để đối lại cái vẻ mừng rỡ trên gương mặt chị lúc này. Anh thản nhiên hỏi "Ai rựa" Chị quay lại bọn tao, nét mặt vẫn mừng như thế, chị chỉ vào anh và nói với bọn tao "Đây là anh nhà chị" Rồi chị quay sang anh bảo đây là 2 chú em ở công ty xây dựng đến chơi tặng quà cho con bé bị sốt... Anh gật đầu, nét mặt thờ ơ thậm chí có phần khó chịu. Chị hỏi dồn dập anh sao rựa, anh về khi nào... Người đàn ông quăng ba lô phịch xuống giường rồi nằm xuống, bọn tao nghe rõ tiếng thở dài thườn thượt...
Biết là ở chung sẽ phức tạp vì gò bó giờ giấc đi về, đặc biệt với dân công trình bọn tao. Nhưng cũng đành chịu vì ở đây ko tìm được chỗ nào khác, chưa có xóm trọ, có mấy nhà cũ độc lập nhưng thuê ở 1 mình thấy ghê bỏ mẹ. Thôi xác định hôm nào nhỡ nhàng thì ngủ lại công trường cũng được...
Công trường những ngày đầu chủ yếu công tác giải phóng mặt bằng, công tác tạm nên cơ bản chả có việc gì cho lắm. Tao làm giám sát lại càng ko quan tâm đến mấy việc này. Thời tiết mùa thu đẹp, ở nhà thì chán nên vác xe lượn lờ đường làng ngõ xóm thăm thú, cảm giác có nét gì đó giống quê tao 15 năm về trước, từ lũy tre, bờ ao, các cụ già đội nón lá... Và giống cả nếp thanh niên làng. Đang chầm chậm ngắm cảnh hữu tình thì thấy phía xa xa có nhóm 4-5 thanh thiếu niên bờ ao làm gì ko rõ, trong lòng tự nhiên có niềm nghi nghi ngại ngại sợ va chạm, nhưng xe vẫn lăn bánh và ko nằm ngoài dự tính, 2 đồng chí nhìn mặt mày chắc chỉ tầm ngoài 20 quay nhìn về hướng tao với ánh mắt đầy tò mò, khi khoảng cách còn 5m thì 2 thanh niên đứng dậy chắn giữa đường hất hàm hỏi: Thằng kia, mày ở đâu, đi vào đây làm gì?...
Biết rằng thanh niên làng là một cái gì đó rất khó hiểu, tao cũng từng là thanh niên làng rồi tao biết, nhiều lúc gây sự chả vì cái gì cả. Tao dừng xe, rất bình tĩnh và nhã nhặn xưng em dù biết mấy thằng này chắc ít tuổi hơn. Tao bảo em mới đến ở trọ nhà ông A bà B, em làm công trình nhà máy C, mới đến nên em đi lòng vòng tìm quán tạp hóa mua ít đồ, các anh cho em hỏi quán tạp hóa nào gần đây ạ. 2 ông nhãi nhìn nhau, 1 ông bảo nhà chú A làm ở xã, có đứa con gái xinh xinh ý. Thằng còn lại gật đầu, tự nhiên cười cười bảo em trêu anh tí, anh làm nhà máy đấy bao giờ xong, có việc gì ko xin giúp bọn em một chân. Ô đệt, thật là đê tiện và tráo trở. Tao để ý kỹ thằng beep, tóc xoăn, mắt sáng, có vẻ rất nhanh nhẹn hay còn gọi là khôn lỏi... Có vẻ như ko còn căng thẳng nữa, tao đáp lời rằng giờ mới bắt đầu xây dựng, chắc 5-6 tháng nữa thì xong, khi đó nhà máy sẽ tuyển công nhân viên. Thằng xoăn lại cười giả lả bảo anh đi thêm 1 đoạn, rẽ trái là có quán tạp hóa bà béo, à mà em vừa học xong cao đẳng giao thông, chỗ anh có tuyển người ko cho em đi làm học hỏi với ạ. Vkl thằng bé, thôi cũng cho nhau số điện thoại lấy lệ rồi té, ko lằng nhằng với mấy bố này làm gì. Đi tiếp đến quán tạp hóa như lời bọn nó chỉ, là một quán nhỏ vừa vừa, ko thấy bà béo nào đâu mà chỉ thấy một ông gầy gầy. Tao vào mua ít đồ linh tinh, thuốc lá, hỏi thanh toán thì lão gầy ra hô 500k. Đệt, nhìn xuống mấy thứ mình nhặt thì max là 200k. Sao 500k là thế đéo nào. Tao hỏi chú có tính nhầm không ạ, lão gầy bảo nhầm là nhầm thế nào, 500k. Vl, ăn cướp à, tao trả đồ bảo thế thôi cháu ko lấy nữa. Lão gầy lườm lườm mắt quát lên rằng, đm, tao trẻ con với mày à, đây là chỗ mày vào đùa bố à...
Thế này gọi là cái mình tưởng hóa ra lại không tưởng mà cái không tưởng lại là thật. Là người lạ đến đây, tốt nhất là tránh va chạm không đáng có, thế nhưng bị cướp tiền trắng trợn như thế tao cũng ko đành lòng. Tao lùi lại lấy thế 1 chút rồi cũng lớn tiếng một tí cho ai đó có thể nghe tiếng, tao bảo cháu mua mấy thứ này cùng lắm chỉ 200k, chú bảo 500k sao cháu mua được, thuận mua vừa bán, cháu ko thuận thì thôi chứ. Lão gầy ngó ngang ngó dọc xong vớ cái điếu cày tiến về phía tao chửi, đm thằng nhãi con, có trả tiền ko... Giờ mà tao bỏ chạy có khi người ta nghĩ tao là ăn cướp, giờ là lúc phải cố gắng câu giờ chờ có người nào đó ra để làm rõ trắng đen. Cần phải tạo sự chú ý, tao tăng volume lên 1 bậc, cứ quạc mỏ ra mô tả sự vô lý ấy. May sao có bà béo từ phía trong nhà chạy ra hỏi có chuyện gì. Tao như vớ được cái cọc, tao kể nhanh nội tình, bà béo lườm mắt sang ông gầy rồi quát ông đi vào trong nhà ngay, chết mất. Lão gầy nãy hùng hổ vậy ko hiểu sao giờ cun cút đi vào trong, bà béo ngó quanh rồi nói lão ấy ko tỉnh táo nên chú đừng trách, chú mua gì tôi bán cho nào. Mẹ kiếp, thật là khó hiểu... Buổi đó tao nhớ là chiều thứ 6. Ko phải tao nhớ kỹ như vậy, mà vì có sự kiện khiến tao nhớ. Sau khi mua đồ linh tinh thì về ngay nhà trọ, khác với mấy hôm trước, hôm nay thấy người mới. Về đến cổng theo thói quen là dừng xe, xuống mở chốt, bỗng thấy 1 em gái chạy ra hỏi anh tìm ai, qua nan cổng tao vẫn thấy rõ ẻm, người dong dỏng cao, mặc quần jean, áo sơ mi kẻ, da trắng, mũi cao không son phấn, ko tô vẽ. Tao đoán 90% là cô chị đang học đại học, nay thứ 6 nên về quê. Nảy ra ý định trêu đùa 1 tí, tao bảo anh làm cùng chỗ chú A ở xã, anh đến bàn với chú vài chuyện ko tiện nói ở ủy ban. Ẻm ngó ngó vài giây rồi mới mở cổng mời vào, ẻm bảo anh vào nhà ngồi chờ, chắc bố em cũng sắp về...
Ẻm cười tủm tỉm đáng yêu vl. Tao đóng vai cán bộ xã một cách vụng về, trong lúc nhất thời nói cho vui miệng thành ra giờ đéo biết diễn thế nào, vì có biết méo ai, biết méo địa điểm nào ở cái xã này đâu. Ẻm hỏi câu nào tao cũng à ừ, xong thôi đành phải dùng kế nghe điện thoại, cứ đứng đực mặt ở sân nói nhảm một mình, có đéo ai gọi đâu mà nghe. May là trời thương người tốt, cỡ chục phút sau thì ông chú đi làm về, cô chị nhanh nhảu ra bảo bố ới có anh cán bộ xã chờ bố nãy nãy giờ. Ông chú nhìn tao cười ha hả bảo gớm, anh này mà làm cán bộ xã thì tốt quá, xã mình toàn mấy ông viết chính tả còn sai, làm gì có ai trình độ tây tàu như anh này. Tao gãi đầu gãi tai quay sang nhìn cô chị, mặt ẻm thản nhiên như kiểu biết thừa tao là ai từ đầu rồi ấy. Ngượng vl, trêu gái mà lại bị gái trêu ngược.
Nhà chỗ tao thuê ở mặt đường làng, phía sau là cánh đồng mênh mông, ngay gần nhà là 1 cái ao to, thấy bảo ngày xưa là hố bom nổ từ thời chiến mà thành chứ ko phải ai đào đắp thả cá mú gì, buổi tối ngồi ở sân phơi nhìn ra phía ao, cánh đồng, gió mát lồng lộng, mỗi tội thỉnh thoảng thấy đom đóm lập lòe kèm theo vài tiếng cuốc kêu đêm nghe cũng ớn ớn. Nhà 2 tầng thì tầng 1 có 2 phòng ngủ, tầng 2 có 1 phòng ngủ, 1 phòng thờ và một sân phơi. Phòng tao đang ở chính là phòng lúc trước cô chị ở, hay đúng hơn là phòng 2 chị em ở. Từ khi cô chị đi học đại học, cô em ko dám ở 1 mình nên xuống tầng dưới ở 1 phòng thành ra mới thừa phòng tầng 2 cho tao thuê.
Tối đó đang ngồi hút thuốc ngắm nhìn xa xăm thì cô chị lên, mà đi kiểu đéo gì khẽ khàng đến mức ẻm vỗ vai hù tao mới biết, đang ngồi gác chân lên lan can giật mình ngã bịch 1 phát, may ghế thấp nên đéo sao. Nhưng cái sao ở đây là thế beep nào tay vô tình quờ ra nắm vào quần của ẻm, tao ngã, quần ẻm tụt. Trời tối, cũng ko nhìn thấy gì nhưng chắc chắn ẻm ngại, mà hình như ngại quá và bất ngờ quá ẻm cứ đứng như trời chồng, ko thốt lên lời. Tao vội vàng bảo anh xin lỗi, anh ko thấy gì, tối quá. Chắc mất tầm 5 giây ẻm mới vội cúi xuống xách quần lên... Tao đứng dậy giả vờ phủi phủi quần tao đánh trống lảng nói, trời mát thật, lâu rồi mới có cảm giác ngửi hương đồng gió nội như này, thật thú vị. Nghe tiếng cười phì của ẻm, ẻm nói hương đồng gió nội cũng chẳng thơm bằng nước hoa thành phố. Vậy là câu chuyện bắt đầu, cái sự việc tụt nhầm khi nãy coi như chưa xảy ra, mà đéo coi cũng đéo được vì thực tế là tối vl, tao cũng có nhìn được gì đâu. Ngồi chém gió mãi đến gần 11h ẻm mới xuống, ẻm sinh viên bắt đầu vào năm 2, cũng phần nào tắm nước thủ đô rồi nên trò chuyện cũng nhiều hiểu biết, với lại qua cách nói chuyện thì tao thấy cô bé này có vẻ khá tinh nghịch, thông minh. Thông minh thì tiếp thu rất nhanh, nhưng ưu điểm cũng là nhược điểm, tiếp thu cái tốt nhanh thì tiếp thu cái xấu cũng nhanh. Hỏi chuyện yêu đương, ẻm bảo làm gì có ai mà yêu. Đm, với cái dáng dấp của em, tao đoán chắc chắn có nhiều thằng theo đuổi, còn nếu mà chưa yêu đương gì thật thì cũng nội trong vòng năm thứ 2 cũng rơi vào bể khổ (hoặc bể sướng) đấy thôi.
Chuyện công trình thì vẫn thế, đây là post ký ức vui khổ nên tao cũng chẳng dài dòng kể lan man. Cô chị cuối tuần nào cũng về quê, đéo phải vì tao, mà vì từ trước giờ vẫn thế. 1 tháng trôi qua và tối thứ 6, thứ 7 nào cũng ngồi trò chuyện với tao buổi tối, mấy hôm đầu thì là tao kể chuyện đó đây, chuyện trải nghiệm của tao, rồi về sau thì toàn là ẻm kể, em hỏi, ẻm xin tư vấn. Ẻm đang có mấy anh theo đuổi, nhưng em ko thích, em đang thích 1 anh ở cùng xóm trọ, ko biết thổ lộ ra sao. Vậy là tao bất đắc dĩ thành chuyên gia cho chương trình cửa sổ tình yêu, tao khuyên ẻm lại thời buổi này nam nữ bình đẳng, phải sống cho đam mê, sống là chính mình, thích thì phải nhích, không nhích thì đứa khác nó nhích mất. Đại khái khuyên ẻm mạnh dạn lên mà chăn chuối. Ẻm khinh khích cười hỏi thế anh có bị ai tán bao giờ chưa. Tao im lặng 1 lúc mới bảo anh vẫn đang chờ. Hehe. Trong đầu nghĩ có cặc mà ai tán ai, tình yêu phải đi từ 2 phía.
Buổi nọ cũng là tối thứ 7. Hôm ấy đi ăn với nhà thầu nên về muộn, đâu đó gần 10h mới về, uống cũng vừa vừa thôi nhưng đầu cũng quay quay một chút. Trời hơi bức, thay quần áo xong thì định ra ngoài làm điếu thuốc cho mát, thấy cô chị đã ngồi đó từ bao giờ, tao bảo ơ sao ngồi đây một mình, cô chị ko trả lời, chắc là có tâm trạng gì chăng. Tao lại ngồi vào lan can, nhìn ra cánh đồng đón vài làn gió mát, châm điếu thuốc kéo vài hơi tao mới hỏi: Có chuyện gì thế, kể anh nghe, anh tư vấn cho. Ẻm vẫn éo nói gì, đang hơi men, cũng chả gạ nữa. Vài ánh đom đóm lập lòe nhấp nháy chỉ làm đậm thêm bầu trời tối mịt. Nghe tiếng thở dài rất nhẹ. Hút xong điếu thuốc tao bảo vậy em ngồi suy nghĩ di nhé, có gì mai chia sẻ lại cho anh. Tao đi vào, ngủ thẳng cẳng.
Sáng hôm sau hơn 8h mới dậy. Bọn tao được nghỉ chủ nhật tuy nhiên nếu ko về quê thì tao vẫn ra công trường, ngồi xem sex cho vui chứ ở nhà chán, hơn nữa là còn để ăn cơm ở canteen chứ ở quê làm méo gì có quán cơm bụi. Xuống nhà gặp ông chú đang lau lau chùi chùi bàn ghế, Ông chú hỏi tao bảo chuyển tiền giúp chú cho em nó được ko, tuần này em nó bận thi ko về, tao bảo ok, cho cháu số tk cháu chuyển. Ơ nhưng đm, tối qua tao thấy em ngồi trên tầng 2 mà. Tao hỏi lại ông chú là ơ ẻm ko về thật à chú, chú bảo ko, nó gọi điện bảo bận thi tiếng anh gì ấy. Mẹ kiếp, tao chạy 1 mạch lên tầng, ra chỗ sân phơi, vị trí cái ghế vẫn đúng chỗ tối qua, cúi xuống nhìn, thấy xác vài con đom đóm...
Đm, chắc chắn là ko thể nhầm lẫn được, có phải thoáng qua đéo đâu, rõ ràng tao ngồi hút điếu thuốc phải chục phút, trời tối thì tối những vẫn nhìn được chút chút. Tao ra công trường, ra đến nơi thì việc đầu tiên là gọi điện cho cô chị, tao hỏi han vài câu rồi kể về chuyện tối qua, cô chị nghe xong bỗng bảo em bận chút, tí em gọi lại. Tao cảm giác như đó là 1 sự lảng tránh... Cố nhớ lại chi tiết tối qua xem có gì bất thường không, chỉ có 1 điều đó là ko thấy người đó, vầng, giờ phải dùng từ người đó, người đó không nói gì. Nhưng cái dáng dấp thì đúng là giống cô chị lắm mà. Mẹ kiếp, chả nhẽ có ma...
Hôm ấy ngồi suy nghĩ vẩn vơ cả ngày, đến chiều mới về. Tiện đường phóng ra quán tạp hóa mua mấy bao thuốc, trên đường laị gặp mấy thanh niên làng hôm nọ. Thằng xoăn hình như nhận ra tao nên đứng dậy vẫy, tao dừng xe hỏi sao mấy chú tối ngày ngồi nhặt đá ném ao thế, thằng xoăn nhe nhởn bảo đây là nhà em, em ngồi ở cổng nhà em ko được à. Chợt nhớ ra ở công trường có nhà thầu phụ đang tuyển kỹ sư, tao bảo luôn với thằng Xoăn có đi làm ko, mai tao dẫn lên gặp bọn nó mà phỏng vấn. Thằng xoăn nghe xong tỏ vẻ mừng như bắt được vàng, nó mời tao vào nhà uống nước. Tao lắc đầu, nước nôi đéo gì giờ này, đang đi mua bao thuốc. Cu cậu bảo thì cứ làm điếu thuốc ở đây cho mát, đệt, tính tao cả nể. Xuống ngồi nhặt đá ném ao vậy. Chém gió tào lao vài chuyện công việc với thằng Xoăn, cu cậu xem ra rất háo hức. Nhưng cái cách tráo trở của nó thì chắc là bản tính, bố cháu bụp phát quay sang hỏi là 2 chị em nhà đấy anh thích ai hơn. ĐM, ánh mắt đê tiện của nó chỉ muốn vả cho phát và mặt nó cho nó tỉnh táo. Tao thanh liêm mà nói rằng tao ko quan tâm, tao là thân nam nhi nay đây mai đó, gái gú chỉ là phù du, mục đích to lớn là làm đẹp cho đời, làm vui cho người. Thao thao bất tuyệt toàn lời chính nghĩa, đang bon mồm định chém tiếp thì thằng ml sủa ra một câu: Nhà đấy đúng ra là có 3 người con gái anh ạ...
Thằng ml sủa xong tao thấy nhột nhột. Tao hỏi gấp lại là còn đứa nào nữa, sao mày biết. Bố cháu cười tít mắt kêu cả làng này ai chả biết, có một đứa là chị em sinh đôi với cô chị, nhưng thấy bảo hồi ấy khó khăn quá nên gửi ẻm cho nhà khác nuôi mà. Vkl, tao vội hỏi thế đứa kia còn sống không. Thằng xoăn nheo mày ra vẻ đéo hiểu sao lại hỏi thế. Xong thì nó cũng bảo chả sống thì sao, hình như đang ở Hà Nội, mà chính là nhà cô chị đang ở nhờ học đại học ấy. Đm, hết hồn.
Đéo tào lao với thằng beep nữa. Tao về mà vẫn chưa giải mã được chuyện tối qua, buổi tối xuống uống chè với lão chủ nhà, nhân lúc có 2 chú cháu, tao hỏi về chị em sinh đôi, lão gật gù bảo đúng thế, nhưng công sinh không bằng công dưỡng, giờ là con của người ta rồi, may là nó cũng là đứa ngoan, giờ 2 chị em nó ở cùng nhà rồi đấy. Nói vậy thôi là lão xua tay, đại khái có vẻ không muốn nhắc đến nữa. Tao phân vân ko biết có nên hỏi chuyện tối qua ko, nhưng nhìn nét mặt thấy tâm trạng lão ko tốt lắm nên thôi. Xem vài chương trình nhạt nhẽo ở VTV thì tao kiếu lên ngủ, chủ động soi đèn thật sáng cho đỡ giật mình, đệt, vẫn 1 cô gái ngồi ghế đấy, nhưng dưới ánh đèn sáng thì tao nhìn rõ hơn, đó là cô em, cô em gái mới lớp 10, à giờ thì lớp 11 rồi.
Cô bé này tao ít tiếp xúc, phần vì ẻm có vẻ ít nói, phần vì em còn tuổi teen nên cũng để ẻm học hành chăm ngoan chứ tiếp xúc với tao nhiều sợ hư hỏng đi thì mang tiếng. Tao hỏi sao em lại ngồi đây, cô bé đứng dậy kêu cuối tuần em hay lên đây hóng mát, nhưng mấy tháng nay có kẻ tranh chỗ của em. Cô bé nói giọng đầy ý tứ, ra điều trách móc. Tao chỉ cười trừ chứ biết sao. Tao hỏi hôm qua em cũng ngồi đây phải ko, ẻm gật đầu, ẻm bĩu môi bảo anh say rượu mà ko nhìn ra em lại tưởng chị gái em à, hay trong đầu chỉ có chị gái em. Méo hiểu ẻm hỏi có ý gì. Tao lảng câu chuyện sang hướng khác, trong đầu thầm chửi đm con ranh con làm bố lẩn thẩn cả ngày nay. Với đứa học sinh cấp 3 nói thật giờ tao ko có hứng thú nói chuyện lắm, bọn nó dở dở ương ương, dù là thời buổi này cấp 3 cũng lớn phết rồi, nhưng cơ bản thì các cháu cấp 3 ở quê vẫn thộn thộn hơn các cháu thành phố nhiều lắm. Bỗng dưng em gái hỏi anh ko mời em vào phòng sao, phòng anh đang ở trước là của em đấy. Đệt, ừ thì của cô, giờ anh phải mất tiền hàng tháng chứ có ở nhờ đếu đâu. Thôi thì vào phòng, dù là rất ngại, trai gái ở cùng phòng với nhau là cái gì đó ko được trong sáng cho lắm dù điện rất sáng, đó là lý do tao và cô chị bao nhiêu lần trước chỉ ngồi bên ngoài. Tao hỏi chuyện vu vơ, cô em trả lời ù ờ, ẻm bảo thỉnh thoảng em cũng lên nghe lén anh chị nói chuyện với nhau, em rất thích cách nói chuyện của tao, nhưng sao khi nói chuyện với em thì tao lại cụt lủn vậy, hay là tao ghét ẻm sao. Thiệt cái tình. Tao nói đại ý là em còn nhỏ, chưa hiểu nhiều chuyện đời nên anh ko biết nói gì. Em bật lại ngay rằng ẻm 17 tuổi rồi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rồi đấy. Đúng là người say thường cãi mình chưa say.
Điện thoại kêu, là cô chị gọi zalo face. Tao nghe, lọt cả hình ảnh cô em vào trong, cô em thấy vậy bèn đứng dậy kiếu xuống dưới ngủ. Tao hỏi cô chị về chị em sinh đôi, ẻm cười rằng sao anh biết, em chính là người em sinh đôi đang gọi cho anh đây, còn chị em đang tẩy trang. ĐM, có bòi tao tin, nghe giọng tao ko nhận ra chắc, thế mà đúng là ko tin ko được, 1 cô nàng đang tẩy trang chạy ra kêu ơ sao lại gọi linh tinh gì của chị thế, thoáng nhìn, 2 cái mặt giống nhau vkl. Khác 1 chút, đó là một người thành thị, một người thôn quê, 2 chị em sinh đôi, 2 hoàn cảnh khác biệt, giờ lại được ở cùng nhau, đúng là nhân duyên. Cô thành thị vẫn cầm điện thoại nói tiếp, hóa ra anh là lãng tử mà chị gái em mơ mộng hằng đêm, ko tiếc lời khen đây à. Tao cười bảo tiểu thơ quá khen, tại hạ chỉ dám chấm cho mình điểm 9/10 thôi vì tại hạ hiểu nhân gian nào ai được vẹn cả trăm bề. Thành thị cười tít mắt nói, ko hổ danh mặt trơ trán bóng, kiểu này thì đúng là phong cách mà chị gái em yêu thích rồi...
Nhân gian ai biết chữ ngờ. Sau khi tào lao với 2 cô sinh đôi, trong đầu dâm đãng nghĩ về viễn cảnh chọt bên này vài nhát rồi lại sang bên cạnh chọt vài phát, không biết 2 người giống nhau thế thì cái ấy có giống nhau không. Nước dãi chảy ròng ròng, quyệt mép 1 phát dậy đóng cửa đi ngủ thì giật cả mình thấy cô em định đi vào. Tao hỏi sao em làm gì còn chưa ngủ. Cô em ra dấu suỵt, đm, làm như bắt trộm ko bằng. Tao thì thào hỏi lại là có chuyện gì, ẻm vẫy vẫy ra hiệu tao ghé tai vào thì em nói, ừ thì ghé. Tao vừa ghé tai vào bỗng chụt 1 phát, ẻm thơm má tao. Ẻm bảo em thích anh. ĐM, bị tập kích quá bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng nên tao đứng hình, chưa kịp để tao nói gì, ẻm ôm chầm mẹ lấy tao, mùi thân thể non xợt có dư vị thật khác biệt. Theo thói quen, tao ko biết làm gì hơn là đặt tay vào chỗ nào dễ chạm nhất, chính là những chỗ phồng ra ấy. Lần mò 1 hồi, cơn dâm đãng khi nãy chưa kịp nguôi thì lại tiếp nhận mẻ này, có khác gì cảnh buồn ngủ mà gặp chiếu manh, mặc dù trong đầu cũng xuất hiện vài ý nghĩ phản khác là ko được, ẻm còn bé, còn là học sinh. Nhưng tay thì vẫn mò. Càng mò thì ẻm lại càng ôm tao chặt, chặt đến mức tao có muốn đẩy ẻm ra cũng ko đẩy được. Đường cùng, tao xộc thẳng trung lộ. Nhớp! Vuốt vuốt vài cái thì bỗng điện cầu thang sáng choang, giật hết cả mình, rút vội tay ra nhanh như chớp lùi lại 2 bước vào phòng thì cũng là lúc bố ẻm lên nơi. May vl. Nghe tiếng bố ẻm hỏi con làm gì giờ này thế. Cô bé hình như đang ngây nên ko nói nên lời, tao nhanh trí với bừa cái sạc điện thoại rồi cầm ra đưa cho ẻm bảo ko nên cắm sạc cả đêm đâu đấy, hại pin lắm... Ẻm cầm cái sạc vâng dạ tiếng bé xíu rồi đi xuống. Đm, tao thở phào 1 tiếng, nghe tiếng ông chú lầm bầm gì đó ko hay. Tao thì vào rửa tay, mẹ, giờ thấy mùi cũng ko có gì là dễ chịu.
Hôm sau bận rộn với công việc cả ngày nên tạm quên chuyện kia. Tối ăn cơm xong về nhà uống chè với ông chú, trong câu chuyện tào lao, bỗng chú bảo "Em nó còn nhỏ, để cho nó còn học nhé". Vkl, tao nhìn có giống sở khanh chi bảo ko mà ông nói thế. Nhưng éo cãi làm gì, chú bảo chú ko có ý gì đâu.
Sau hôm đó tao thấy chán, chán ba cái chuyện gái gú phù du. Tao ở thêm 1 tuần nữa thì tao báo có việc nên phải đi đi về về Hà Nội nên ko ở đấy nữa. Vậy là tao dọn đồ ra công trường ở. Cũng chẳng nói gì với cô chị, cuối tuần đấy cô chị gọi điện liên tục nhưng tao ko nghe máy, tao cũng ko kể lại chuyện của cô em. Mãi đến giờ tao mới kể lại chuyện này cho bọn mày nghe đấy! [next] Một trong những thứ khiến tao ngại ngùng nhất đó là chứng hắt xì, sặc lúc ăn cơm. Ở nhà đớp cùng vợ con thì đéo sao nhưng tao dính vài lần ở bên nhà ngoại, thêm vài lần nữa khi đi ăn với đồng nghiệp, và vài lần nữa vào người mà tao ko biết là ai. Mà cái kiểu sặc bất thình lình nó mới vãi, đúng là vãi dãi, cơm văng tung tóe, thịt bay tứ tung, thử hỏi mâm cơm còn ai dám ngồi mà gắp nữa.
Mà vào mâm cơm có khi còn đỡ chứ hôm nọ dính quả ngại quá. Vợ nó đi du lịch với bạn bè, mấy bố con ở nhà thôi cứ cơm quán nuôi nhau. Tối cuối tuần dắt nhau ra quán cơm rang gọi mỗi thằng 1 đĩa, đang nhai miếng to thì dính phải hạt tiêu to quá, thế là lên cơn hắt xì. Rút kinh nghiệm các lần trước bị hắt thẳng vào mâm thì lần này tao quay ngoắt cổ lại, thế beep nào thấy mảnh lưng trần trắng mịn với 2 sợi dây đen bé xíu, nhưng đm, ko kịp nữa rồi. Hắt, xì, xì, cả bờ lưng ấy ăn trọn miếng cơm nhai dỡ lẫn cả hành, cà rốt... Bố thì ngại vkl mà 2 thằng cu thì cười khành khạch, đm tí về xử chúng mày sau, giờ phải xử quả lưng kia trước. Vội đứng dậy rút luôn cả hộp giấy ăn trên bàn định đưa tay ra lau thì bắt gặp ánh mắt thô lố của bờ lưng trần mang ý vừa khinh bỉ vừa tức giận. Tao đưa giấy cho ẻm bảo anh xin lỗi, mấy thằng cu con nó vô ý quá. Lúc này thì đành mặt dày mà đổ tội cho mấy thằng cu, méo ai ngờ thằng lớn phản ứng phát 1 là ơ bố hắt xì vào cô ấy mà... ĐM, điên thật, lườm thằng bé phát hỏi con có muốn mượn điện thoại ko, thằng bé ngớ ra vài giây xong quay sang thằng em bảo à không, là anh em mình hắt xì vào cô này nhờ, thằng em gật đầu kêu, ừ đúng rồi. VKL.
Liếc qua phát thì mới để ý là ẻm đi 1 mình, may là ẻm đi mình chứ đi cùng bạn nó thì nó lại chả vả cho. Tao quay sang 2 thằng đệ lớn tiếng bảo các con xin lỗi cô đi, thằng lớn mồm phồng cơm lộ cộ bảo xin lỗi, thằng bé cũng bi bô con xưn nối. Nãy giờ ẻm lưng trần ko nói câu nào, sau khi thằng bé bi bô ngọn líu lô thì ẻm bỗng phì cười rồi nói khẽ, đúng là bố nào con nấy. Xem ra tình hình có vẻ ổn, tao mới nhẹ nhàng bảo anh xin lỗi nhé, cho bố con anh đền em một đĩa cơm rang hảo hạng được ko. Ẻm đứng dậy vuỗi vuỗi vai kêu ông nghĩ tôi còn ngồi ăn được với tình trạng này chắc, ẻm quay đít đi luôn ko nói câu nào. Tao nhìn theo, đm, bờ lưng trần mịn thật.
Thôi thì ăn nốt cơm cho đỡ đói, ăn xong theo thông lệ nếu ko vướng 2 ông nhãi thì sẽ làm chén trà điếu thuốc, nhưng nay vướng nên thôi. Vừa trả tiền xong ra quán thấy bóng dáng quen quen, ơ mẹ, chẳng phải lưng trần khi nãy sao, còn đứng đây làm gì, hay nó định chờ mình bắt đền. Tao lại gần hỏi sao em chưa về, lưng trần quay lại nhìn 1 phát rồi quay đi, ra vẻ ko buồn đếm xỉa đến cái thứ vô duyên nhà ngươi. Thằng bé con lại bi bô, cô đứn đây nàm gì, sao cô tưa về. Lưng trần quay lại nhìn thằng cu khẽ cười bảo cô chờ xe taxi, bé ngoan quá, tiếc là bố bé... Nói nửa chừng xong liếc đểu tao 1 phát. Đm, nhục, quả là nhục, không cả bằng thằng nhóc 3 tuổi. Nhưng kệ, thiên hạ gặp nhau có lần, ngại đéo gì. Về...
Về nhà phát 2 thằng đòi ngay điện thoại, nể vì lúc nãy gỡ gạc cho bố tình huống khó xử nên cho mượn luôn. Dặn 2 thằng ngồi im chơi, trốn ra ngoài làm điếu thuốc, chợt nghĩ đến mảnh lưng trần khi nãy, ko biết gặp xe chưa, nghĩ là làm, tao vào đánh xe ra luôn, phải quay vòng hơi xa, tuy nhiên tầm này đường thông thoáng nên cũng ko mất nhiều thời gian. Đm, kia rồi, ẻm vẫn chưa gặp xe. Tao đeo khẩu trang kín, dừng chậm chậm chỗ ẻm, khẽ hé kính hỏi Chị gọi xe phải ko ạ, ẻm bảo dạ đúng, nhưng xe báo trong app là xe khác mà, tao kệ, cố nghẹt nghẹt giọng bảo em mới đổi xe, mời chị lên xe. Ẻm cũng lên thật...
Ẻm lên xe, ngồi ghế sau. Tao cho xe di chuyển 1 đoạn rồi hỏi chị về đâu, ẻm kêu cho về Khương Trung. Tao buột miệng hỏi từ Khương Trung mà lên đây ăn cơm rang làm gì. Ẻm ớ lên 1 tiếng rồi chồm lên nhìn nhìn. Sau mấy giây thì chắc nhận ra tao rồi, ẻm kêu lên ơ lão vô duyên này định làm gì nữa đây. Tao cười cười bảo coi như anh đền em 1 cuốc taxi. Ẻm kêu hâm à, ai cần ông đền, mà bọn trẻ con đâu. Đm, nhắc mới nhớ, chứ ra Khương Trung xong quay lại chả đến gần tiếng đồng hồ, vợ nó mà biết bỏ con ở nhà trốn đi chơi thì nó về cắt cờ him. Tao bảo thôi chết, để anh về đón cho bọn nó đi cùng nhé. Lưng trần khẽ gắt đã vô duyên lại còn vô tâm, thôi ông cho tôi xuống tôi tự về được, ông về mà trông con đi không vợ biết lại cắt... Đéo gì, cứ như đọc được suy nghĩ của mình không bằng. Thật lòng mà nói thì tao cũng chỉ muốn làm gì đó gỡ gạc lại danh dự thôi chứ ham hố gái gú gì đâu, cơ mà tình cảnh này quả thật khó xử. Thấy tao im im, Lưng trần lại lên tiếng, tôi biết ông ko cố ý đâu nên ko phải ngại, ai chả có lúc nhỡ nhàng, chỉ là bụng tôi đang đói mà không được ăn, lại phải về nhà tắm giặt, thôi dừng xe đi. Tao dừng, chưa mở khóa cửa, tao bảo, thực ra là thử ẻm chút, tao nói hay em về nhà anh thay đồ, mặc tạm cái váy của vợ anh cũng được, vợ anh đi du lịch không có nhà đâu, dáng em cũng gần gần như dáng vợ anh. Ẻm phì cười kêu mở cửa giúp cái, ông định xơi tôi tại nhà ông chắc, tôi không phải mấy đứa trẻ ranh mà ham hố nhà, ham hố xe của ông nhé, mở cửa, mở cửa. Ẻm xuống xe, bấm bấm điện thoại rồi bỗng lại gõ gõ kính xe tao, tao hạ kính, ẻm lấy ra cái card từ ví đưa tao rồi bảo: Tôi biết ông không phải dạng dâm dê đê tiện hay dạng vô duyên mất nết, sự việc hôm nay coi như duyên gặp gỡ, đây là liên hệ của tôi, nếu có duyên thì gặp lại. Nói xong ẻm đi ngược chiều đường. Tao ngó ngó theo, cảm giác có gì đó hơi hẫng hẫng, tao nhìn card thấy in đậm chữ: Trưởng phòng... Công ty... Ô, thật là vl. Tao lấy điện thoại bấm bấm tin nhắn gửi. Trưởng phòng xem còn chân nào cho em xin 1 chân lái xe. Nhắn xong tao ngoái lại nhìn, thấy ẻm lôi điện thoại ra, đứng lại, bấm bấm. Tin nhắn đến máy tao" Về mà trông con đi, mà nhắn cho mấy đứa đang đọc facebook của ông là đừng nghĩ ai mặc áo 2 dây đi ăn cơm rang cũng là Trần Duy Hưng nhé, nhắn thêm rằng những ông bố yêu con, chăm con như ông là những người tử tế và rất đáng trân trọng!"... [next] Cháy nhà mới ra mặt chuột, qua cơn ngập lụt mới biết chất thủ đô.
Ngồi ngâm nghê điếu thuốc với ly cafe ở tầng 2 một quán cũ ngắm dòng người lội bì bõm dưới những con sông phố kể ra cũng là thi vị. Tay chủ quán cà kê ra nói bâng quơ bằng giọng xứ nghệ "Đấy, quê tau nó cứ chen nhau ra thủ đô, nào thì bảo nhau Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh họa đồ - Ai vô xứ Nghệ thì vô - Còn choa, choa cứ thủ đô choa mần... Nhìn cảnh này không biết còn muốn mần không?". Mẹ, chả biết lão đang nói với ai, tao ngó xung quanh thấy có mỗi 1 bàn khách nữa là đám chị em công sở, chắc cũng lên ngồi chờ nước rút giống tao. Vậy chắc là lão nói với mình rồi, phải đáp lời lão cho phải phép. Tao bảo, ông chỉ có chém, ông cũng đang ở thủ đô đấy thôi, với lại thủ đô thỉnh thoảng ngập tí cho vui, chứ xứ Nghệ nhà ông mà ngập là đéo vui tí nào đâu, toàn là nước tràn bờ đê tang thương khắp một vùng quê thôi đấy. Lão cười khà khà, bước lại ngồi luôn cùng bàn tao, tự nhiên cứ như ở nhà. Nghĩ bụng cha này vô duyên thật, đây là quán của lão chứ có phải nhà của lão đâu mà tự nhiên như thế. Tao nheo mắt nhìn lão nói chỗ đấy có người ngồi rồi nhé. Lão cười to hơn kêu có cái beep, quán ngập tầng 1 rồi không có ai vào được đâu, may cho chú em vào sớm chứ ko thì cũng đang bơi ở dưới rồi...
Lão này người Nghệ, dân xây dựng, cũng đi công trình khắp chốn, sau chán về mở quán cafe với cò đất, chết rũ 2 năm covid, có vẻ vừa rồi cũng kiếm chác được. Tao cũng hay ngồi đây và có tí đồng môn nên cũng gọi là chỗ quen biết... Thở dài một hơi, tiếp tục nhìn dòng người luống cuống dưới phố sông nghĩ ngợi mông lung, đưa ly lên nhấp một hớp, cạn mẹ rồi. Lão chủ quán hô lớn, cho 2 ly nâu nữa em ơi, xong quay sang tao bảo uống đi, anh mời, đằng đéo nào thì mưa gió này chả ế. Ô hay, tao thiếu đéo gì tiền mà phải để hắn mời, lại còn mời đồ ế, tưởng mời tao mà dễ à. Nhưng thôi, coi như là thành ý của hắn vậy. Tao cười nói nể anh lắm đấy nhé, ko là em đếu uống nữa đâu. Lão lại cười khà khà, giọng cười đậm chất công nghiệp. Lão quờ bao thuốc của tao rút 1 điếu châm, lại tự nhiên như thuốc của lão, thở khói phì phì lão kêu anh quý mày anh mới mời, chứ tầm này có khách vào anh cũng không nhận, toàn vào trú chân thôi, ăn thua mẹ gì. Đm, lão nói xong tao liếc sang bàn bên kia, thấy mấy ánh mắt công sở ném sang bên này đầy vẻ khó chịu. Tao cá là mấy chị em đấy méo bao giờ vào cái quán này nữa.
Mưa vẫn chưa có dấu hiệu muốn ngừng, nước ở đâu trút xuống nhiều thế không biết, năm nay thời tiết đến lạ, tháng 5 rồi mà chưa được trận beer nào ra hồn, buổi tối thậm chí còn thấy vẫn se se lạnh như mùa thu. Kiểu này chả mấy mà sang thu, phượng bung hết rồi, bằng lăng nhạt hết rồi, vài trận ngập như này nữa là sang thu thôi. Cafe ra, lão khoắng khoắng vài cái rồi đưa vội lên mồm hớp như sợ ai uống mất, hạ ly xuống, giọng lão trầm hơn bảo thế này thôi chứ so với miền Trung thì ăn thua gì, chú mày cũng từng làm trong đấy rồi phải ko, mưa lũ miền trung nó phải gọi là, chậc chậc, nghĩ thôi mà tau cũng đéo muốn nhắc đến nữa. Tao nhìn lão hỏi theo anh thì biện pháp nào để chống ngập cho thủ đô? Lão trả lời luôn ko cần suy nghĩ " Đơn giản, di dời thủ đô lên núi hoặc khu vực nào không bao giờ ngập ấy". Thật vl, trả lời hồn nhiên như người điên. Thấy vẻ khó chịu của tao, lão lại cười khà khà bảo thế ko đúng à, bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, nhà quy hoạch còn chưa xử lý được thì mấy thằng kỹ sư mất gốc như anh với mày đủ tuổi để bàn chắc. Một là mưa lớn bất thường, cả mấy chục năm mới xảy ra 1 lần thì đéo ai tính được, có tính được thì cũng đéo làm vì sẽ lãng phí. 2 là tầm nhìn và lợi ích, mà thôi, đéo phải vấn đề của anh em mình đâu, việc của anh giờ là làm sao bán được mấy căn chung cư, dạo này nhà đất chững mẹ lại rồi, mà nhân cơ hội ngập lụt như này mà đi tìm nhà tìm đất đi, xem chỗ nào cao ráo thì mua... Đây là cơ hội đấy, người thông minh phải nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, nhìn lên cao đi chứ nhìn mãi vào mấy đứa áo mỏng dính nước mưa kia làm gì, cha, nhưng mà cũng đẹp đấy, kìa kìa, nhìn em kia kìa, đã áo trắng lại còn áo lót đen, đen lại còn ren... Thấy ko, nó phối đen trắng này cũng là có ý đồ cả đấy. Đm, tào lao. Đúng là tào lao.
Ờ nhưng mà đúng là tào lao một cách có lý chứ nhỉ. Quy hoạch? Tầm nhìn? Lợi Ích? Đất cao, đất trũng, áo lót đen, sơ mi trắng... Đều là do con người sắp xếp cả, đâu phải cái gì cũng đổ tội cho thiên nhiên...
Có vẻ dường như câu nói tào lao vô duyên của lão chủ quán khiến chị em công sở ở bàn bên khó chịu, 1 nàng gọi tính tiền. Nhân viên ra tính rồi bảo nước vẫn ngập lắm chị ạ, em sợ chưa đi được. Nghe một giọng nữ lảnh lảnh bảo ko sao, chị mặc quần lót đen nhưng mà chân váy cũng đen. Đây rõ ràng là lời nói với bọn tao chứ đéo phải nói với ku nhân viên. Tao khẽ liếc nhìn lão chủ quán, lão ko thèm nhìn tao, mắt vẫn nhìn ra đường tìm kiếm áo mỏng hay cái beep gì ko biết, mồm lẩm bẩm. Đúng là đàn bà... [next] Tao vốn người quê, quê thuần túy, cho đến giờ vẫn là người nhà quê. Quê nên tụt hậu, khi mà người ta mua xe máy nọ xe máy kia cho thời thượng thì tao lại đi xe đạp. Khi người ta trào lưu đi xe đạp thì tao lại đi ô tô, khi người ta chen nhau vào nội thành thì tao cứ an yên với vùng ngoại ô vắng vẻ, rồi giờ đất ngoại ô sốt xình xịch thì tao lại nghĩ nên kiếm 1 căn nào đó loanh quanh Ngã tư sở... Tóm lại tao thấy mình tụt hậu.
Nói chuyện nhà quê, vừa rồi về quê ăn cưới, ăn hết đám này đến đám khác, ăn liên miên từ 10/3 cho đến 30/4 và giờ đâu đó còn mấy đám nữa trong tháng 5. Ở quê cưới mà họ hàng gần thì ít cũng phải đôi bữa, nếu gần lắm thì phải đôi ngày, quê cứ bảo thế mới vui nhưng mà tao thấy mệt bỏ mẹ. Nguyên công đoạn thịt gà với nướng thịt vào cái thời tiết này đã đủ oải rồi chứ chả phải nói việc uống rượu, người lạ người quen ko cần biết, cứ sang mâm là mần, từ chối thì bảo khinh tôi à, ko chối thì cứ ợp vào họng cho nóng lại càng nóng. Nói vậy thôi nhưng quê vẫn là quê, đất có lề, quê có thói, ko bỏ được.
Nọ uống rượu được xếp vào mâm thành phố, đại khái là có mấy thằng beep nào tao ko biết nhưng thấy giới thiệu là ở phố về, dẫn cả vợ cả con về đớp. Tao đang nướng thịt thì được điều động vào ngồi tiếp cho đủ mâm, đèo mẹ, đang mồ hôi nhễ nhại, mặt lấm tay lem mà từ chối không được, ông chú già nhất định ủn vào bảo sắp xếp cả rồi, quân lệnh như sơn, đừng ý kiến... Ừ thì vào, coi như là được ăn sớm.
Thực ra thì vẫn chưa đủ mâm, mới có tao với 2 cặp vợ chồng nọ là 5, cỗ quê tao phải ngồi 6, cơ mà ông chú già bảo cứ tiến hành đi để 2 cặp phố kia còn về kẻo muộn. Ở đệt, đi ăn cưới ăn lấy được sao mà bảo về kẻo muộn, nhưng thôi, cứ tạo điều kiện cho các cháu vậy. Vào mâm, bóc nilon, chia bát đũa, rót rượu... toàn là tay tao. 4 con người kia cầm 3 cái điện thoại và 1 điếu thuốc, thỉnh thoảng liếc nhìn. Tổ sư, cứ làm như đi ăn nhà hàng ấy nhỉ, nhưng thôi, mình người quê, mình đại diện chủ nhà, mình cần lịch sự. Tao nhìn qua một lượt thì đánh giá đều có vẻ mặt hoa da phấn, quần sạch áo đẹp, váy vóc điệu đà. Tao hỏi giới thiệu, hỏi chuyện, nâng chén. Lúc này các phố mới mở mồm, uống xong chén đầu, các phố bắt đầu hốc và bắt đầu chê... nào là nguội, nào là gà không ngon, nào là nước chấm ko chuẩn, chê cả rượu thế nào ấy, khó uống. Được nửa bữa, thấy mấy bà thím ở đâu hớt ha hớt hải xách mấy cái tải đến tận mâm, tao hỏi thím đến mời rượu à, bà thím cười toe bảo tao việc gì phải mời mày rồi quay sang nhóm Phố, thím nói có mấy con gà sạch, ít rau sạch, ít hoa quả nhà trồng được, toàn đồ sạch cho các cháu, tí mang về nhé. Mấy phố cười giả lả khách sáo bảo bà cứ vẽ vời, bọn cháu ăn bao nhiêu đâu, mà ở phố thiếu gì, mua trong siêu thị có hết. Thím vẫn cười, thím kêu sạch trong siêu thị cũng ko sạch bằng ở quê, để đây lúc nào về thì cho vào xe kẻo nóng quá gà nó ngạt. Thím chưa kịp nói xong thì ông chú già lọ mọ tiến đến quát" Cái bà này, chúng nó đang ăn lại lôi gà qué gì ra đây, để gọn ở góc kia cho đỡ mùi"... Chú mời rượu, chú chỉ chỉ kêu đây toàn mấy anh em họ hàng nhưng chắc ít gặp nhau. Tao nâng chén cụng ly cười bảo vầng, thì ở quê có mấy khi lên phố đâu mà gặp, gì chứ thành phố với nhà quê vẫn là khoảng cách xa lắm...
Rồi tàn bữa, vì thím nãy để cả 3 cái tải nên mấy phố nhờ tao xách tải ra xe giúp, tao xách đúng 1 tải bé nhất còn gà qué kệ mẹ chúng mày. Thím già ở đâu xuất hiện, vẫn hỏi hỏi han han cười cười nói nói bằng cái vẻ mà tao thấy chân thành nhất. Một phố mở cốp xe, xách ra 2 túi giẻ to đưa cho thím già bảo cầm về cho bọn trẻ con, toàn quần áo mới mặc ít lần, vẫn đẹp. Rồi xách hết cả gà cả quả cả rau để gọn trong cốp. Đm, tao ở quê tao biết, gà này toàn gà cựa dài cả, chắc phải nuôi tầm cả năm chứ ko ít. Các phố vào xe đéo thấy cảm ơn tao một tiếng vì công xách đồ. Thôi kệ, chắc bận về cho sớm nên quên. Châm điếu thuốc, đi vào tìm xem mấy ông nhà quê đâu để làm thêm vài chén chứ nãy uống với phố vẫn dở mồm. Đi được mấy bước thấy còi xe bíp bíp, lại bíp bíp. Quay ra, à thì ra là vướng xe, đám cưới mà, xe để đầy đường. Còi vẫn bíp bíp, đm, ko xuống mà dịch xe ra, bip con cặc à, tao kệ mẹ, cứ đứng hút thuốc trầm ngâm nhìn. Phải cả chục tiếng còi nữa mới thấy 2 phố mở cửa xuống xe, mặt hằm hằm, miệng chửi đổng bọn để xe vô ý thức, 2 cháu dịch hết đám xe máy thì còn vướng 1 cái ô tô, 2 cháu đứng ngó ngó xong kêu xe này có để lại số điện thoại kìa, chắc cũng ở phố về, ý thức khác hẳn. 1 phố rút điện thoại ra gọi... Điện thoại tao rung, tao kệ mẹ, cứ thong thả mà hút thuốc. Bỗng lại là bà thím thoắt ẩn thoắt hiện ra làm tao giật cả mình, bà bảo ơ cu này ko đánh xe gọn lại cho các em nó đi. Tao tủm tỉm cười nói cháu để xe đấy tí đi luôn cho sớm. Thím xua tay ra ý nói ít thôi, tao lững thững bước ra xe, vừa đi vừa nói một mình: Gà ngon nhất vườn, ổi mọng nhất, hồng xiêm to nhất, rau non nhất chỉ nhặt ngọn, toàn là những thứ nhất, đặc biệt là cho đi bằng tấm chân tình nhất. Đổi lại là mớ quần áo cũ bỏ đi, ko một lời cảm ơn, không một câu xin nhận. Thử hỏi thành phố đã làm gì cho làng quê và làng quê đã làm gì cho thành phố...
Chốt lại: Gái phố công nhận ngon hơn gái quê. [next] Lần đầu tiên tao đi miền Trung là khoảng chục năm về trước, đó là một công trình nhà máy nằm ở cách thành phố cỡ chục km. Tao đi theo diện tăng cường phần vì đội ngũ kỹ sư công trường đang quá tải, phần vì chủ đầu tư Hàn Quốc nên phải bổ sung 1 kỹ sư có tiếng Anh vào cho thuận tiện làm việc. Nằm ngủ trên xe một giấc khá dài thì cũng đến nơi, đợt ấy mùa đông, chính đông, mưa phùn gió bấc. Bước ra khỏi xe là thấy rõ cái cảm giác lạnh thâm môi. Đón tao là 1 bác kỹ sư già, như lời kể thì bác chinh chiến nhiều năm lắm rồi, lẽ ra tầm này phải có cơ nghiệp tương đối, nhưng vì tính cách tào phào, ít ham lợi danh thành ra vẫn chỉ ở cái chức danh chỉ huy trưởng. Con xe wave bánh dính đầy bùn đất đưa tao vào lán trại dựng trên một khu đất trống không, bác chỉ tay về phía xa xa bảo đó là biển. Mẹ, biển làm đếch gì cái thời tiết này mà khoe, cứ như tao chưa ra biển bao giờ không bằng. Đứt quãng, bác chỉ tiếp về phía cách đó chừng dăm chục met là khu công trình hỗn độn và bảo công việc của bố cháu đấy. Tao nheo nheo mắt, mờ mờ, chả rõ cụ thể việc gì...
Bọn tạo ăn lán ở trại, đúng như những gì mà sách vở viết về trai công trình. Lán dựng bằng tôn cũ, tôn tận dụng, lổn nhổn các thể loại, rộng chừng 50m2, được chia làm 4 khoang, 1 khoang là kho, 1 khoang là nhà ăn, 1 khoang là cho đội công nhân ngủ và 1 khoang nữa là cho bọn tao. Nhìn cũng chẳng khác nhau là mấy. Bọn tao ở đây tức là bao gồm tao, bác già, 4 kỹ sư nữa và 1 lái máy. 7 người kể ra ngồi 1 mâm hơi chật nhưng vẫn chiến được, chỉ có điều đánh bài là hơi lẻ...
Thời tiết vẫn mưa, mưa miền Trung còn lê thê hơn mưa Hà Nội. Cảnh vật tiêu điều, ảm đạm, ở được 3 hôm mà thấy nhớ Hà Nội da da diết diết. Kỹ sư trẻ như tao ko ngại khó, không khại khổ nhưng mà đúng là cái cảm giác đi tắm ở đấy tao nhớ đến già. Phòng tắm, à mà đéo phải phòng tắm, gọi là lều tắm thì đúng hơn, lều tôn, lại còn tôn đều, mỗi trận gió thổi là tiếng tôn lỏng lẻo đập vào nhau cành cạnh, lạnh vl. Hôm thứ 4, sờ mấy bộ quần áo xem khô chưa để đi tắm thì vẫn thấy ẩm sịt, đm thời tiết này chắc cả tuần méo khô được. Bác già thấy tao quanh ra quanh vào thì cười bảo tắm làm mẹ gì, 2 hôm thì tắm 1 lần thôi, suốt ngày ăn với đánh bài có đếu gì mà tắm lắm. Và thế, tao bẩn từ đó...
Ở được một tuần thì trời hửng háo, buổi đầu ra công trường được anh em chỉ chỉ trỏ trỏ giới thiệu, cơ bản cũng ko có gì phức tạp. Bác già bảo lúc nào đi họp với chủ đầu tư và tổng thầu thì đi cùng bác, sủa gâu gâu tiếng anh cho nó oách, còn đâu thì cho ở nhà làm khối lượng với thanh toán, ngoài công trường có đủ kỹ sư rồi. Tao gật gù, mình là lính, chỉ huy bảo gì thì làm thế, quan ngại cái mẹ gì cho mệt. Lượn vài vòng thì tao với bác già về lều, vừa là lều ngủ vừa là chỗ làm việc. Có 3 cái bàn với 2 cái máy tính và 1 cái máy in cả tuần nay ko thấy ai bật, cũng ko hiểu làm gì. Bác già chỉ vào 1 máy rồi bảo kéo trong ngăn bàn ra, ô đệt, đổ rụp 1 đống giấy tờ tài liệu, lão cười khà khà bảo việc của ông cháu đấy... Mẹ kiếp!!!
Nói xong bác già phóng xe đi đâu mất, tao bê đống giấy lộn lên bàn rồi ra ngoài châm điếu thuốc hút, vài ánh mặt trời trăng trắng xuyên qua được tí mây mỏng rót xuống chân, cái hoàn cảnh này gặp nắng cảm giác như nắng hạn gặp mưa rào. Tiếng lọc cọc khô không khốc làm tao tắt nắng, chiếc xe cải tiến chở giàn giáo đang tiếng đến gần, 1 người kéo, 1 người đẩy. Người kéo là một vị trung niên gầy gầy, da ngăm đen, đội mũ cối cũ mèm. Người đẩy là một nữ nhân đội nón, người mảnh mảnh, ko rõ tuổi vì bị khăn kín mít. Cả 2 đều trong bộ quần áo lao động cũ kỹ, đến chỗ tao, vị trung niên cười chào bằng giọng miền Trung mà hỏi 2 câu tao mới nghe ra, đại khái hỏi tao là kỹ sư mới à, anh chở giàn giáo chống đến, mở kho cho anh nhập. Tao giờ mới ớ ra, đéo rõ ai là thủ kho, tao cũng chưa từng mở cái lều tôn mà gọi là kho ấy lần nào. Tao bảo chờ để em hỏi chỉ huy, trung niên lại cười nói méo gì ấy mà tao ko nghe nổi, nói xong lão kéo xe qua, nữ nhân đẩy phía sau, tao thoáng nhìn bắt gặp 1 ánh mắt đen sâu hun hút, 1 thoáng thôi, rất nhanh, tao thấy có cảm giác gì đó kho khó tả...
Tao yêu vẻ đẹp tự nhiên, tao yêu vẻ đẹp không son phấn, và đôi mắt ấy, chính đôi mắt ấy mang một vẻ đẹp rất vừa ý tao. Tàn thuốc rơi, tao đi vào lều, bắt đầu sờ soạng vào mớ giấy tờ hỗn độn, nào thì bản vẽ, nào thì nghiệm thu, nào thì khối lượng. Thầm chửi mấy thằng cờ hó, chả nhẽ từ trước đến giờ ko ai quan tâm đến món này hay sao. Ngồi chừng 15p thì thấy hơi mỏi mỏi, có lẽ là do đợt vừa rồi mưa gió suốt nên nằm nhiều thành ra đau lưng, đứng dậy vươn vai phát thì bất chợt thấy đôi mắt ngoài cửa. Giọng miền Trung cất lên nhưng lần này lại rất nhẹ nhàng, tao nghe được, nghe rõ. Một câu hỏi trống không là có thể mở cửa kho được ko? Chà, vẻ này kiểu như chưa biết xưng hô thế nào đây mà. Tao cười, tao bảo em tên là X, em sinh năm 8X. Đôi mắt gật đầu và vẫn nói trống không rằng vậy thì kém 3 tuổi. Tao đéo biết là tao kém hay nàng kém? Cười trừ tiếng, có lẽ nếu đang ở Hà Nội thì tao mạnh dạn xưng anh ngay, cơ mà ở đây cảm giác con người họ thật thà lắm, ko hợp với bông đùa. Tao vẫn xưng em tiếp, tao bảo để tao gọi mấy anh ngoài công trường về mở cho chứ tao lính mới ko có chìa khóa. Đôi mắt gật đầu rồi quay đi, vẫn bịt khăn kín mít...
1 thằng cờ hó về mở kho xong vào lều với bao thuốc kêu pha ấm chè đi chú. Đệt, pha con cẹc bố, bố là lính mới ở công trường này thôi chứ có phải đàn em chúng mày đâu. Cơ mà mấy thằng cờ hó này tuần qua đối xử với tao cũng giả lả, ko đến nỗi nào nên tao chỉ nghĩ trong đầu vậy thôi chứ ko nói ra, tao bảo chè cháo gì giờ này, nắng ấm lên rồi xem có gì trưa làm tí nhậu. Cu cậu cười khành khạch định nói gì đó thì đôi mắt lại xuất hiện, đôi mắt đưa chìa khóa cho thằng cờ hó rồi nói mai bắt đầu làm nha. Cờ hó vâng chị rất ngoan, khác hẳn thái độ bề trên với tao khi nãy. Ồ, vậy là nàng hơn tao 4 tuổi...
Muốn qua sông thì phải lụy đò, Tao đứng dậy pha chè, thằng cờ hó định ra công trường thì tao kéo lại bảo chờ làm chén chè đã, đi gì vội. Được cái anh em xây dựng dễ tính như phò, bố cháu dừng lại ngay. Chè ngấm, tao rót chè, châm thuốc, thư thả hỏi về chị. Chắc thái độ cầu thị của tao nên thằng cờ hó bô bô mồm kể hết. Đại khái khi nãy là 2 bố con, chị có chồng rồi, mà chồng đi biển thỉnh thoảng mới về, lấy nhau 4 năm mà chưa có con, gia đình bên chồng không ưa thành ra khó ở, chị về với bố mẹ đẻ, vào làm công nhân xây dựng trong này được đâu vài tháng rồi. Tao tròn mắt nhìn thằng beep, nó cũng nhìn tao xong bảo ngạc nhiên đéo gì, tau là người ở đây, còn chị là hot con mẹ nó girl ở công trường này, ai chả biết, hỏi vài người là ra ngay thông tin mà. Ờ, cũng có lý. Tao bảo thêm là nãy đéo nhìn thấy mặt. Thằng beep cười hô hố bảo cứ từ từ mà tìm hiểu, máy bay chất lượng đấy, chú mày có khi lái được, ở đây ai cũng muốn lái mà không đứa nào đủ trình...
Mùa đông mây lững lờ trôi, trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi. Đm, hửng nắng được 2 hôm thì lại mưa, mưa hệt như lần trước, công trường lại nghỉ. Tao bảo bác già là cứ thời tiết này là cháu về HN đấy, ko cho về cháu cũng về. Bác trầm ngâm bảo kỹ sư xây dựng thì mưa này đã là gì, cứ ở đây mà trải nghiệm, rồi sau này có cái mà khoe với con cháu. Giờ nghĩ lại thấy lão nói đúng vl, ít nhất đến giờ mình cũng từng trải, cũng biết mưa miền Trung, có chuyện để ngồi xàm lồi như này.
Đợt không khí lạnh mới về, may sao lần này lạnh khô, gió thổi vù vù nhưng tuyệt nhiên không mưa một hạt. Công trình tăng ca, làm cả tối cho kịp tiến độ, trong số công nhân tăng ca có cả chị. Hôm đó tao ra công trường thay cho mấy anh em về nghỉ ngơi, cũng có mẹ gì đâu, làm kỹ sư của thầu phụ thì là người hướng dẫn cho công nhân làm, công nhân biết làm rồi thì cứ đứng ngáo ngơ đấy thôi. Đứng trên sàn tầng 2 đang làm cốt thép, làm cố cho xong để mai đổ bê tông. Gió rét run chim, định châm thuốc mà ngại ko muốn rút tay ra khỏi túi, đám thợ cười cười nói nói huyên náo mà tao ko nghe ra là họ đang nói gì, chán vl. Mon men ra chỗ chị làm, mấy lần định bắt chuyện mà ko biết mở lời ra sao, chị cũng ngẩng lên nhìn tao vài lần, vẫn là đôi mắt ấy. Thôi đm, ngại chó gì, tao bước lại gần và quyết định trở lại là chính mình dù có ở hoàn cảnh nào đi nữa. Tao khẽ nói, này chị, chị cứ làm việc đi và đừng nhìn em có được ko. Chị ngước lên hỏi sao rựa? Tao chớp ngay thời cơ, nhìn thẳng vào mắt chị rồi bảo: Trên này gió to, em sợ bị ngã vào đôi mắt sâu thẳm ấy. Chị phì cười, cúi đầu xuống làm tiếp. Vậy là vào câu chuyện, chỉ hơi ngại một chút là kẻ đứng, người ngồi, mà xung quanh cũng có cả chục người đang làm nữa, đội chai của tao chưa đạt cảnh giới cao nhất nên cũng chỉ nói được một lúc thì tao lượn sau khi bảo tí về thì qua văn phòng uống nước. Vkl, đêm hôm còn mời người ta uống nước...
Tao về văn phòng, à quên, văn lều làm chén chè cho ấm, mới hơn 8h tối thôi mà các con giời đã trùm chăn hết cả. Mỗi bác già đang ngồi ghi ghi chép chép bỏ mẹ gì ấy, chả nhẽ viết nhật ký công trình, chắc đéo phải rồi, có khi đang tính lô cũng nên. Tao kệ mẹ, làm hớp chè rồi châm điếu thuốc ra cửa ngắm những ánh sao đêm. Bỗng đâu thấy xôn xao phía công trường, bác già tai thính đứng bật dậy ra cửa hỏi có chuyện gì, tao lắc đầu, lão vội hô tiếng là đi, chạy ra ngay xe máy nổ máy bùm bùm, tao chưa hiểu gì thì lão quát, lên nhanh. Tao theo lệnh, nhảy tót lên, lão phóng vù vù, tao hỏi sao thế, lão bảo nhỡ có tai nạn lao động thì sao. À, ra thế, lão chinh chiến dày dạn, nhạy cảm hơn tao nhiều. 2 bác cháu dừng xe chạy hồng hộc lên, chỉ sợ ông nào lênh nhênh ngã mẹ từ sàn tầng 2 xuống thì bỏ mẹ, leo lên thở hổn hển, thấy cả nhóm công nhân túm tụm lại 1 chỗ đang mô răng rứa tùm lum. Bác già hô to hỏi có chuyện gì, 1 giọng đáp lại là con A trúng gió, lăn đùng ra đây. Ơ đệt, con A chẳng phải là chị hay sao...
Bác già chỉ đạo ai đó cõng chị xuống dưới, xuống rồi bác bảo cho ngồi lên xe máy rồi lại quay qua tao hô lên nhanh. Tao lại trèo tót lên, quả này ko tót được vì chị ngồi đấy mất rồi, tao ngồi sau giữ chị, phảng phất mùi đàn bà, thấy tim mình đập nhanh hơn. Về đến văn lều thì đám cờ hò đã nhâu nhâu vùng dậy cả rồi, bác già lại ra lệnh cứ như bác sĩ: Khăn ấm, chăn bông, trà gừng... Chị ngồi vào ghế, khăn mặt bung ra, giờ tao mới nhìn rõ mặt chị, gương mặt thanh mảnh, nét mộc mạc, thanh tao, có cái gì đó phải gọi là băng thanh ngọc tiết. Chỉ có điều da đang tím tái, có lẽ là lạnh quá tụt huyết áp rồi...
Một sau thì chị tỉnh táo hơn, chị bảo lạnh quá, đang ngồi mà bỗng nhiên choáng váng đầu óc, mắt tối sầm lại. Chị nhìn quanh rồi cảm ơn mấy câu khách sao. À, điểm hơi lạ là khi nói chuyện với bọn tao, giọng miền Trung của chị nhẹ đi nhiều lắm. Bác già bảo thôi nghỉ ngơi tí rồi bác đưa về, đm, tao kiểu đéo gì cũng phải tranh chân ngồi giữ, tao bảo bác luôn là để cháu ngồi sau giữ cho. Cả đám cờ hó cười ồ lên đầy khinh bỉ theo ý rằng người ta tỉnh táo rồi cần chó gì mày giữ. Nhưng tao beep quan tâm, tao liếc chị, thấy mặt chị hết tím rồi, thậm chí tai chị còn ửng đỏ...
Cuối cùng thì theo chỉ đạo của bác già, thằng cờ hó sẽ chở chị về vì nó biết nhà, tao đi 1 xe nữa theo sau đề phòng bất trắc. Đm, thế thì đi làm đéo gì, nhưng đây là chỉ thị, đã là chỉ thị thì phải làm theo...
Đường về nhà chị ngoằn ngoèo, ngoài khoảng sáng của 2 cái pha đèn xe máy ra thì khoảng không còn lại chỉ một màu đen, trời, đất, cỏ, cây, hòa hết vào nhau. Đường đất còn chưa ráo nước sau mấy đợt mưa vừa rồi, bọn tao đi xe máy như bò trên đường, đâu đó chừng 40p thì mới tới nơi. Thằng cờ hó đưa chị đến cổng, tao thì đứng xa hơn chút, nhìn lờ mờ một cánh cổng kiểu như được làm bằng tre hay gỗ gì đó, cây cối um tùm, xung quanh cách độ vài chục mét thì mới thấy ánh đèn của nhà cạnh, vùng này chắc nhà ai đất cũng rộng, mỗi nhà cỡ phải tính đến hàng nghìn m2. 2 thằng quay về, giờ mới nói chuyện được với nhau, thằng cờ hó bảo nhà chị nghèo lắm, mẹ chị mất sớm, bố chị gà trống nuôi con, chị là chị cả lớn nhất, 1 đứa em trai thứ 2 đang học lớp 10, 2 đứa sau là con gái cũng độ tầm cấp 2 gì đó nhưng gia đình khó khăn nên cho nghỉ học hết rồi, cả nhà dồn hết lực cho cậu con trai. Nhà chồng chị cách cũng chục km, bên nhà chồng thì khá, nhưng cũng chính vì khá mà họ ko chấp nhận chị, thành ra lấy chồng cũng như không, anh chồng chán, chẳng biết theo mẹ hay theo vợ, anh chọn theo biển, năm khi mười họa về thì ở nhà bố mẹ 1 vài hôm, xuống với vợ vài hôm, rồi lại đi...
Về đến công trường cũng đã hơn 10h. Chui lên phản trùm chăn ngủ, đéo hiểu sao cứ trằn trọc mãi thôi, suy nghĩ về cuộc sống, về kiếp người rồi thoáng 1 cái đã nghe tiếng léo nhéo, mở mắt ra, đm, nắng tự lúc nào. Một đêm sao nhanh thế...
Thằng cờ hó người vùng này, nó vào công ty trước tao nhiều. Vô tình mà lại hữu ý thế nào công ty lại nhận được công trình quê nó. Nói là vùng này nhưng cũng cách vài chục km, mưa phùn gió bấc ngại đi lại nên bố cháu vẫn 1 suất ở công trường. Hỏi nó sao ko về nhà cho thoải mái, nó cười cười bảo nhà tao cũng chẳng khác cái lều này là mấy, miền Trung nghèo lắm bạn mình ơi, mà đường ở đây đâu giống đường Hà Nội, đi đi về về vài chục km ko hề đơn giản. Nhìn điệu cười của nó lúc này thấy rõ sự gượng ép thoáng thoáng nỗi buồn. Sau hôm đó tao hay trò chuyện với thằng cờ hó hơn, chính ra mang tiếng cùng công ty nhưng ít làm cùng nhau nên trước chỉnh thỉnh thoảng gặp mặt dịp liên hoan nọ kia thôi chứ cũng ko biết gì về nhau. Nó kể nhà nó là thằng đầu tiên đỗ đại học ở cả cái xã nơi nó sống, dân chỗ nó ít phong trào học, lớn lớn 1 chút là làm thuê cho biển, không thì loanh quanh nương rẫy, nghèo mà, ăn ko đủ thì học hành gì. May rằng nó có 1 người bác cũng là trưởng họ có tư tưởng cấp tiến, đặt ra mục tiêu là dòng họ phải có người đi ra ngoài mà so với đám lìu tìu đồng trang lứa thì nó khá nhất cho nên nó được đặc biệt ưu tiên, thậm chí là niềm hi vọng của cả họ. Ngày nó đỗ đại học, các cơ quan đoàn thể thôn đến xã, từ hội phụ nữ đến hội cựu chiến binh đều đến chúc mừngg thăm hỏi. Bố mẹ nó, bác nó, và cả họ nhà nó mở mày mở mặt phấn khởi vô cùng, nó kể thêm rằng bác nó chỉ định là phải thi xây dựng, phải học xây dựng để sau này về phát triển quê hương. Người quê thế đấy, nghĩ đơn giản lắm. Cu cậu ra trường vật vờ mấy năm cũng chỉ đủ nuôi mồm sống ở đất thủ đô và dư vài đồng quà bánh mỗi lần về quê, thế rồi công ty nhận được công trình ở đây, nó xung phong về trước tiên, có vẻ gì đó như thực sự là nó muốn góp 1 phần xây dựng quê hương, có nhà máy, có xí nghiệp là có việc làm, dân có thu nhập, cuộc sống sẽ từng bước cải thiện.
Thằng beep thao thao bất tuyệt kể lể với giọng nói đầy tự hào, cũng đúng thôi, phải tao thì tao cũng thế huống gì là nó - Người miền Trung, những con người yêu quê hương thứ thiệt...
Không thấy chị đi làm. Gặp bố chị, tao lân la hỏi thăm sức khỏe, ông chú bảo nó khỏe rồi, lên nương được rồi, nhưng đứa em út lại sốt nên phải ở nhà chăm em, con em út theo tuổi thì năm nay học lớp 6, nhưng hết cấp 1 thì nghỉ học, ngày ngày bố với chị đi làm thì ở nhà 1 mình lo cơm nước, tự dưng sáng nay lại sốt cao. Ông chú nói 1 hồi rồi phẩy tay đại ý là ko sao đâu, mai kia nó khỏi hết, lời chưa dứt đã vội bước lên sàn, lại hì hụi với mớ dây thép buộc trong tay.
Tao rủ thằng cờ hó là đi thăm chị được ko, thằng beep tròn mắt hỏi ngược lại rằng mi thích chị hả, đừng có điên. Khốn kiếp, thật thà vừa phải thôi chứ, tao lắc đầu nói rằng thấy thương hoàn cảnh thôi, đến thăm hỏi động viên đúng lúc là điều cần thiết, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thằng cờ hó ngó trước ngó sau kêu bác già biết trốn đi thì chết. Đm, việc này thì tao lo được. Hai thằng về văn lều, tao lại dõng dạc bảo với bác già là cháu đại diện cho công đoàn công ty đi thăm hỏi sức khỏe người lao động nhé, bác già liếc mắt qua nhìn 1 phát thôi rồi lại cúi xuống bàn đéo nói gì như kiểu ko nghe thấy hoặc coi đó là lời nói nhảm ko đáng bận tâm. Tao kệ mẹ, tao tự hô to là im lặng tức đồng ý, đi thôi beep. Tao đi ra ngoài luôn, thằng beep lấn cấn đứng lại, tao kéo tay lôi nó đi ra. Bác già lúc này mới đứng dậy chậm rãi nói: Có còn vương pháp ko, có còn quân luật ko, 2 thằng nhãi kia đứng lại. Thằng cờ hó có vẻ sợ, nhưng tao thì khác, vì nói thật là đuổi tao về Hà Nội thì tao càng mừng, mà đuổi tao tao thì ai gâu gâu với bọn Han Cúc. Chẹp, nói vậy thôi chứ ko có nghĩa là tao chống đối hay vô phép vô tắc, tao cười khì khì bảo bác cho cháu ra ngoài tí, từ hôm vào đây đến giờ hết mưa thì lại nắng, chẳng được đi đâu, chán ơi là chán. Bác già lại liếc mắt nhìn phát nữa nhưng ánh mắt lần này có vẻ dễ chịu hơn, bác rút ví ra lấy tờ 200 đưa tao bảo đây, quỹ công đoàn đây, liệu mà về sớm nhé 2 thằng ôn con. Bác già là thế, tào phào, phóng khoáng...
2 thằng tìm quán tạp hóa mua hết cả 200k tiền bánh kẹo, tao định mua thêm nhưng thằng cờ hó nói thế là nhiều lắm rồi, mà công nhận nhiều thật, có lẽ hàng hóa vùng sâu vùng xa kém chất lượng hơn nên giá rẻ. Tao mua thêm cái phong bì và nhét vào đó 200k nữa, thằng beep chưa hiểu tại sao lại hỏi đi ăn giỗ à mà đóng phong bì, đệt mợ thằng ml. Méo buồn trả lời, tao hô tiếng đi đi, ko phải việc của mày.
Vẫn là con đường ngoằn ngoèo đêm qua nhưng hôm nay có nắng, thấy cũng hữu tình gớm, 2 bên đường đều là cây cối rậm rạp, thỉnh thoảng cũng thấy bóng nhà nhỏ nhỏ xa xa ẩn ẩn hiện hiện. Đến nhà chị, một ngôi nhà nhỏ cũ kỹ với tường gạch vữa bung loang lổ, mái ngói rêu xanh xám từng mảng, từng mảng dày cộm, cánh cổng bằng tre nan thưa đủ nhìn rõ bên trong mái ngói. Mới dừng xe ở cổng đã thấy loáng thoáng bóng người, 1 bé gái chạy ra đứng ngay bậu cửa nhìn bọn tao, đôi mắt sáng long lanh, 2 má đỏ hồng vì nẻ, chân đi đôi dép tổ ong, khoác trên người chiếc áo bông cũ to sồ sộ. Nghe tiếng chị nói vọng ra hỏi ai đó, con bé trả lời ko biết. Thằng cờ hó lớn tiếng gọi, lúc sau thấy chị đi ra, chị bận bộ quần áo lao động giống như đi làm, chỉ khác là không đội nón, không bịt khăn. Chỉ mở cổng, đôi mắt sâu thẳm dường như có nét rạng rỡ khi thấy bọn tao, chị hỏi có việc chi mà 2 đứa đến đây, mà thôi vô nhà chơi đã. Tao xách túi bánh kẹo to vật, bé gái nãy giờ lăm lăm nhìn vào túi tao cầm, biết ý, tao đưa cả túi cho bé bảo anh mua quà cho bé, ăn cho nhanh khỏi ốm nhé, con bé ngại ngùng ko dám cầm mà quay sang nhìn chị. Chị hỏi mua chi mua nhiều rứa, rồi bảo bé gái là xin anh đi nọ. Gì thì chị cũng là người lớn, chị hiểu là đôi co làm gì túi bánh, bé gái cầm túi bánh kẹo mà tao nhận rõ nét vui mừng trên khuôn mặt, tao nhìn nó rồi nhìn chị, bắt gặp ánh mắt chị cũng đang nhìn tao, ánh mắt rất dò xét...
Bên trong ngôi nhà giống như hình mẫu điển hình trong những tác phẩm văn học mô tả cuộc sống dân nghèo, nói chung là ko có gì đáng giá, mọi vật đều cũ kỹ. Tao thấy 2 cái giường nhỏ kê 2 bên, ở giữa là bộ bàn ghế cũng bằng tre nhưng chắp nối. Tao ngồi xuống cảm nhận rõ mông mình man mát. Tao ngồi đối diện chị, đây là lần đầu tiên tao nhìn rõ nhất gương mặt chị, dưới ánh sáng ban ngày, ko gì che chắn, khoảng cách đủ gần. Một gương mặt đẹp, đẹp tự nhiên, đẹp thanh nhã, đẹp thuần khiết, một bông hoa trắng tinh khôi! Thằng beep nói chuyện tào lao mấy câu hỏi thăm nhăng cuội, tao thì chỉ đệm đệm, thỉnh thoảng nhìn trộm chị phát. Mẹ kiếp, gương mặt này mà không đi đóng vai thần tiên tỷ tỷ thì thật lãng phí. Ngồi 1 lúc chị bảo 2 đứa ở lại ăn cơm, bọn tao chối, cơm nước gì, nhà người ta toàn đàn bà con gái, 2 thằng đực rựa cơm nước bù khú lại không hay. Thằng beep đá đá chân ra ra hiệu đi về, tao hiểu ý, rút trong túi áo phong bì chuẩn bị khi nãy định đưa cho chị thì bỗng nghe tiếng xe máy xình xịch đến gần, cổng đang mở, xe tiến thẳng vào sân, là một chiếc xe dream cũ cũ, hình như dreem tàu. 1 người đàn ông xuống xe, tháo mũ bảo hiểm ra rồi bước chậm chậm vào nhà, chị đứng bật dậy đi ra rồi như mừng rỡ, chị nói lớn: Anh, anh về đó à. Người đàn ông nhìn chị, rồi nhìn bọn tao, dường như thái độ có gì đó không phải, ít nhất là không phải để đối lại cái vẻ mừng rỡ trên gương mặt chị lúc này. Anh thản nhiên hỏi "Ai rựa" Chị quay lại bọn tao, nét mặt vẫn mừng như thế, chị chỉ vào anh và nói với bọn tao "Đây là anh nhà chị" Rồi chị quay sang anh bảo đây là 2 chú em ở công ty xây dựng đến chơi tặng quà cho con bé bị sốt... Anh gật đầu, nét mặt thờ ơ thậm chí có phần khó chịu. Chị hỏi dồn dập anh sao rựa, anh về khi nào... Người đàn ông quăng ba lô phịch xuống giường rồi nằm xuống, bọn tao nghe rõ tiếng thở dài thườn thượt...
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN